Hôm nay,  

‘hồn’ Chợ Phiên

19/10/200500:00:00(Xem: 5233)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại VN, khi mà những trung tâm thương mại, cửa hàng mọc nhan nhản khắp nơi thì vẫn có nhiều người nhớ và muốn tìm lại cảm giác thú vị khi đi chợ phiên. Những phiên chợ chỉ họp vào một vài ngày cố định trong tháng với những sản phẩm đặc trưng. Chợ phiên không chỉ là kỷ niệm của quá khứ mà còn chứa đựng một nét văn hoá xưa không dễ gì quên được.

Trong một bài phóng sự về chợ phiên, báo Dân Trí ghi nhận rằng hầu như ở mỗi địa phương trên mảnh đất Việt Nam này đều có những phiên chợ họp vào một thời điểm nhất định nào đó trong tháng. Tại miền Bắc VN, có tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với phiên chợ Nón, Vĩnh Phúc có phiên chợ Lồ, rồi chợ Săn ở Hà Tây, chợ Non ở Hà Nam hoặc như phiên chợ nổi tiếng cả VN mà mỗi năm chỉ họp có một lần như chợ Viềng ở Nam Định... mỗi phiên chợ đều chứa đựng một đặc trưng riêng, thể hiện văn hoá của từng địa phương.

Báo Dân Trí cho biết: mỗi chợ phiên đều có những sản phẩm đặc trưng. Như chợ phiên Văn Giang nằm ven quốc lộ 179, đoạn chạy qua thị trấn Văn Giang (thuộc tỉnh HưngYên có con giống. Người từ khắp nơi đổ về đây và chở theo cơ man nào là con giống, từ lợn, gà, vịt, chó, mèo... Tiếng gọi nhau í ới, tiếng mặc cả, tiếng cãi cọ... tất cả những âm thanh đặc trưng đó làm nên một phong cách rất riêng của chợ quê Việt Nam.

Báo quốc nội phân tích rằng chợ phiên bây giờ mặc dù không còn giữ được nhiều nét đặc trưng như trước nhưng vẫn có sự khác biệt để tạo nên sức hấp dẫn riêng của nó.Tuy nhiên, vẫn còn những phiên chợ giữ được đặc trưng truyền thống của mình như chợ Cán Cấu (Lào Cai), chợ cách huyện Bắc Hà chừng 18km, họp trên một ngọn đồi thoai thoải. Chợ Cán Cấu trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mỗi lần nhà nước xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Đó là do tập tục từ bao đời nay, bởi với họ, chợ phiên là nơi có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào, người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hoá của mình.

Bạn,
Cũng theo báo Dân Trí, nhiều người coi đi chợ phiên là đi chơi, đi thưởng thức chợ chứ không nhất thiết phải mua sắm gì. Đi chợ như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Không hẹn mà nên, hàng năm, vào những ngày áp Tết các chợ phiên thường tổ chức buổi chợ cuối cùng để mọi người có thể đi sắm hàng Tết, từ mớ lạt, ống giang, bó lá dong cho đến quần áo, tranh dân gian... Tất cả đều mang đậm mùi vị của hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất.Với mỗi người dân Việt Nam, chợ phiên mãi là nét văn hoá của một thời để nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.