Hôm nay,  

Công Nhân Bỏ Nhà Máy

28/09/200500:00:00(Xem: 4961)
Bạn,
Theo báo SGGP, nhiều công ty tại các khu công nghiệp ở các huyện, quận ven Thành phố Sài Gòn đang lâm vào cảnh khan hiếm lao động bởi công nhân địa phương thì chê lương thấp nên bỏ nhà máy, công ty; công nhân tỉnh lẻ thì kéo nhau về quê làm cho công ty gần nhà. Nhiều công ty vùng ven TPSG, ngoài việc chào mời công nhân bằng mức lương tăng gấp rưỡi cho những công nhân có tay nghề, còn có dịch vụ đưa đón miễn phí cho công nhân ở xa. Dù vậy, hàng loạt công nhân vẫn trở về quê tìm việc làm khác.
Trình bày về thực trạng các nhà máy thiếu công nhân, báo SGGP nêu ra trường hợp tại công ty S.Y ở huyện Củ Chi TPSG, một công ty có trên 8 ngàn công nhân. Ba năm trước, công nhân xếp hàng xin việc mỗi ngày tại công ty, giờ thì công ty đi tìm từng người vào làm việc, nhưng tìm "đỏ mắt" chẳng thấy người vào tìm việc. Công ty khuyến khích ai đưa vào công ty một công nhân được thưởng 200 ngàn đồng. Hơn năm qua, công ty cần tuyển 1 ngàn 500 công nhân, nhưng số lượng được tuyển vào làm việc tỷ lệ nghịch với số lượng công nhân xin nghỉ!". Về phía công nhân, cô Nguyễn Thị Mỹ Cẩm cùng 6 người bạn quê ở Long Hồ, Vĩnh Long sau hơn 2 năm làm việc cho Công ty S.Y, thổ lộ với phóng viên: "Với đồng lương hiện nay cùng với vật giá và tiền thuê nhà trọ ngày càng tăng thì công nhân tỉnh lẻ đến đây làm việc xem như khó dành dụm được. Vì vậy, khi có xí nghiệp ở địa phương hoạt động thì chúng tôi về địa phương làm việc tiện lợi hơn rất nhiều".

Báo SGGP ghi nhận rằng làn sóng công nhân về địa phương làm việc đã làm cho hàng loạt các công ty, xí nghiệp ở ngoại thành "khát" lao động trầm trọng. Thời gian gần đây, các tỉnh giáp ranh khu vực Đông Nam phần đều thu hút khá nhiều công nhân. Tỉnh Bình Dương, trong dự án phát triển công nghiệp đến năm 2010, cần khoảng 900 ngàn công nhân. Long An cũng vậy, các khu công nghiệp đang ráo riết hoàn thành cơ sở hạ tầng và đang thu hút số lượng công nhân lên đến hàng chục ngàn người. Các Khu Trảng Bàng và Gò Dầu ở tỉnh Tây Ninh cũng đã đón nhận công nhân, kéo hàng ngàn công nhân đang làm việc tại các công ty ở Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 SG về tỉnh nhà làm việc. Nhiều năm nay, các tỉnh này là nguồn nhân lực cung cấp chính cho công ty, xí nghiệp ở các khu công nghiệp ở phía Tây-Bắc của Sài Gòn.
Bạn,
Cũng theo SGGP, một viên chức ngành xã hội cho rằng việc người lao động không "mặn" vào làm công nhân do đồng lương thấp so với mức sống hiện nay. Một số đã chuyển sang mở các dịch vụ: như phân phối gas, phân phối các mặt hàng nông nghiệp ; trang trí nội thất. Tuy nhiên việc chuyển đổi này chỉ giải quyết được một số ít lao động ở nông thôn, còn phần lớn đều rơi vào tình trạng chưa tìm được cách mưu sinh sau khi bỏ nhà máy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.