Hôm nay,  

Biển Thôn Tính Đất Làng

27/09/200500:00:00(Xem: 5606)
Bạn,
Theo SGGP, trước mùa mưa lũ năm nay, các tỉnh duyên hải miền Trung có hơn 50 ngàn gia đình với hàng trăm nghìn người đang đối mặt với hiểm họa sạt lở. Viện Hải dương học Nha Trang còn đưa ra một con số làm nhiều người phải giật mình: ở vùng biển miền Trung, trung bình hàng năm, diện tích bị xói lở khoảng 1,400-2,000 hecta so với khoảng 390-1,000 hecta được bồi tu. SGGP ghi nhận thực trạng này tại một số địa phương như sau.
Tại tỉnh Quảng Bình, ở xã ven biển Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, UB xã biết: "Năm ngoái bờ biển xã tui dài hơn 500m nhưng năm nay không còn mét mô hết. Biển nuốt trôi hơn 7ha đất làng, kể cả hơn 500m bờ biển xã định làm bãi tắm".
Tại thừa Thiên-Huế, ở thị trấn Thuận An , tình hình còn nghiêm trọng hơn khi mỗi con sóng ập vào là từng khối đất cát trôi ra đại dương. UB thị trấn cho biết: "Trước đây, nhà của dân cách biển hàng trăm mét. Rứa mà nay, từ nhà đi vài bước đã tới biển...". Nhưng sạt lở nào chỉ có ở ven biển vì ở bờ sông Như Ý (khu vực phường Xuân Phú, thành phố Huế) tính mạng và tài sản của 150 gia đình dân ngày đêm rất mong manh trước những cơn thịnh nộ của "Hà Bá". UB phường Xuân Phú cho biết, nạn sạt lở hoành hành hơn 1km bờ sông, ăn sâu vào khu vực đất ở, nhà cửa, vườn tược từ 20-25m, làm mất khoảng 1,500m2 đất...

Tại Quảng Nam, hiện có đến 17 ngàn gia đình dân và hơn 4,500 hecta đất sản xuất bị sạt lở "đe dọa". Đã có khoảng 100km bờ sông, bờ biển với hàng trăm vị trí tuyến bờ bị sạt lở có độ dài mái sạt khoảng 10-50m.
Còn tại Nghĩa An, một xã ven biển thuộc huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và làng Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn thì không cần đến mùa lũ mà mỗi lần gió chướng là những làng chài nơi đây đứng trước nguy cơ bị triều cường vùi lấp. 190 gia đình ở Nghĩa An và 170 gia đình ở Định Tân đã được đặt trong tình trạng báo động từ 3 năm nay.Tại nơi này, trong mỗi ký ức người dân, mùa mưa bão năm 2003, nước dâng đột ngột, chỉ trong một đêm, trên 20 ngôi nhà thuộc thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An và hơn 20 ngôi nhà khác ở Định Tân bị triều cường xóa sổ.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tại tỉnh Bình Định, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, cách đây gần 1 tháng, chỉ một đợt triều cường dâng cao, 13 ngôi nhà ở xã Nhơn Hải, đã bị sụp, trong khi hàng chục căn khác, kể cả một cơ sở của trường trung học xã này có thể bị "thủy thần" thôn tính bất cứ lúc nào. Đến giữa tháng 9, đã có trên 22 nhà ở hai thôn Hải Đông và Hải Nam bị sập, 34 căn nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Tại huyện Phù Cát, khoảng 300 căn dọc bờ biển thuộc thuộc xã Cát Tiến có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.