Hôm nay,  

Chuyện Về Quán Cóc

28/06/200400:00:00(Xem: 5236)
Bạn,
Quán cóc có ảnh hưởng lớn trong đời sống ẩm thực và trở thành một nét văn hoá sinh hoạt bình dân của người Việt. Tự thuở có ông vua si tình đi tìm cô Tấm đã có quán cóc, đã có bà già têm trầu cánh phượng. Rồi phiêu dạt qua miền thời gian Trung đại với hình ảnh những cụ đồ Nho ngồi luận chữ nghĩa "Thiên- Địa- Nhân hợp nhất" trên những chõng tre quán cóc chè xanh đầu ngõ. Quán cóc từ quê đến phố, đâu đâu cũng thấy. Mỗi nơi một sắc thái của đất- nước, nếp sinh hoạt vùng văn hoá và lối sống con người! Ở nhà quê, quán cóc lẹp xẹp cũng là cái đầu mối thông tin quan trọng, đó là nơi (sau chợ) tin tức đầu làng cuối xóm được truyền khẩu một cách nhanh nhanh hơn điện. Thế nên có những tin trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay là thế. Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về quán cóc qua 1 tạp ghi như sau.
Dân Sài Gòn quen quán cóc cứ nhắm quán hàng có đông khách thì vào. Sẽ rẻ và ngon. Nước non phục vụ đầy đủ, không la cà nhiều. Phố người Hoa quận Năm, phố ẩm thực bình dân trên đường Võ Văn Tần, hay phố ăn uống lâu đời trên đường Nguyễn Thị Diệu hôm nay, vẫn chia ra hai không gian, một bụi bặm cho giới có chút "máu vỉa hè", một sa-lon cho giới thượng lưu thích chỉnh tề, sang trọng. Nhưng xu thế "vỉa hè hoá" vẫn ngày càng hấp dẫn. Dân miền Tây sống với lũ miết rồi coi mọi thứ "chẳng là cái đinh" gì cả, mọi thứ cứ hên xui à! Quán cóc chênh vênh mép sông, vừa lai rai vừa ầu ơ ví dầu, có ngồi dai mọc rễ thì chủ quán cũng chẳng sắp ghế sửa bàn đuổi khéo bao giờ. Cứ thủng thẳng thung thăng và duềnh doàng như "Dạ cổ hoài lang", cứ xàng xê hồ trường "Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà" đi, dù nước lũ dâng cao đến mặt bàn thì dzô vẫn cứ dzô! Người say rượu không té sông, mà té vào tình vào ngãi!

Đổi lại, quán cóc Tây nguyên thường mơ màng phiêu lãng. Nhớ những ngày hàng quán Âm phủ Đà Lạt thuở còn xo ro vài ba đốm đèn đom đóm, nhớ về những con dốc Pleiku, Buôn Mê thuở còn tù mù những đốm sáng hột vịt, mới nghiệm ra, cái lạnh xứ núi làm cho quán cóc cũng là nơi dừng chân và sưởi ấm. Đến quán, tìm chút hơi ấm sau những mỏi mệt trên dặm ruổi rong dốc đèo. Khách dốc cạn ly hột mít nồng đượm men mà như uống cái mơ màng diệu vợi từ gió, từ sương, từ ánh mắt cao nguyên! Để rồi, đến như sương buông và đi như mây trôi.
Cái đời quen cơm đường cháo chợ như phóng viên, coi quán xá là nhà, thì một ngày vắng quán cóc là thấy thiêu thiếu. Đi đến một vùng đất, chỉ ghé vào vài ba quán cóc, ăn uống, trò chuyện về con đường đã qua, hỏi han con đường sắp đến, quan tâm chuyện trong vùng, trước lạ sau quen. Thế là biết ít nhiều về con người và vùng đất ấy. Nhắc đến đất, đôi khi chẳng nhớ gì ngoài góc quán nhỏ vô danh với cô hàng nước với những câu chuyện xới lởi thoáng qua!
Bạn,
Báo SGGT viết tiếp:Một ngày nào, phố sạch, người đông, khói tan, sông đã bắc cầu có khi người ta vẫn thấy thiêu thiếu gì đó. Và khi ấy hình bóng vài ba chiếc đòn, siêu nước ấp úng sôi bên vài ba chiếc đòn cũ cùng những hỏi han xưa của một góc quán vô danh. Cái bình dân mộc mạc, cái gốc gác quê kệch ấy, vẫn biết đôi khi làm xộc xệch và cản những bước tiến chân đô thị văn minh, nhưng nó có sức níu giữ ký ức ghê gớm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.