Hôm nay,  

Dạy Học Ơû Đảo Nghèo

11/29/200200:00:00(View: 4855)
Bạn,
Đảo được nhắc đến trong lá thư này là đảo Bé, thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đảo này nằm cách đảo lớn chưa đầy 3 km theo đường chim bay, có tổng diện tích đất tự nhiên 69 hecta, với 92 gia đìnhầ, gồm 398 nhân khẩu đang sinh sống. Bình thường mỗi ngày có từ 1 đến 2 chuyến đò từ đảo lớn sang đảo bé, tạo điều kiện cho người dân trên đảo đi lại, giao lưu, buôn bán, nhưng vào những ngày biển động, đảo Bé bị cô lập hoàn toàn giữa 4 bề sóng dữ. Đường giao thông đi lại cách trở, đời sống kinh tế eo hẹp nên chuyện học hành của trẻ đảo gặp không ít gian nan, nhọc nhằn như ghi nhận của báo Giáo dục-Thời đại qua đoạn ghi chép như sau.
Năm 1995, huyện Lý Sơn xây dựng ở đảo Bé 1 trường tiểu học gồm 4 phòng, đào tạo tại chỗ 2 giáo viên cắm bản và mỗi học kỳ, cắt cử điều động giáo viên từ đảo lớn. Tuy nhiên việc duy trì dạy học rất khó khăn. Có những lớp học chỉ vẻn vẹn có 3 học sinh và 1 thầy nhưng để duy trì cho được sĩ số này trong cả năm học, thì như thầy Đặng Hoàng Tính cho biết là một việc làm chẳng mấy dễ dàng, đòi hỏi những người thầy phải có lòng kiên nhẫn, sự cảm thông, gần gũi với học sinh của mình và ngay cả đối với gia đình các em. Do điều kiện kinh tế quá khó khăn, nhiều gia đình phải di chuyển đi nơi khác làm ăn và chuyện học hành của con em họ đành phải gác lại.

Năm học 2002-2003 này, toàn huyện có 49 HS tiểu học. Trong đó lớp 1 có 3 em; lớp 2 có 9 em; lớp 3 có 17 em; lớp 4 có 6 em và lớp 5 có 14 em. So với cách đây mấy năm, số học sinh đã giảm đi gần một nửa. Trong số 4 thầy giáo hiện đang dạy học tại đảo Bé, có 2 thầy là người địa phương còn lại 2 thầy được điều động từ đảo Lớn sang và đều thuộc biên chế của trường tiểu học Lý Vĩnh 2. 1 phòng học bỏ trống được trưng dụng làm nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt cho các thầy giáo ở xa nhà. Thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày của các thầy, đôi khi là nắm rau hái trong vườn nhà, là con cá câu được từ biển do phụ huynh học sinh đem biếu, nếu là biển động thì chỉ có cơm ăn với đậu phụng rang muối hoặc nước mắm và suốt cả tháng trời mới có dịp về thăm nhà mặc dù nhà chỉ cách trường từ 3 đến 4 cây số vì không có đò qua lại. Những lúc rảnh rỗi, các thầy dành nhiều thời gian cho việc đi thăm, tìm hiểu gia cảnh của học sinh giúp dân thu hoạch hoa màu, tham gia tu sửa đường giao thông, làm vệ sinh môi trường,.v.v...
Thầy Trần Thành Phú, người nhỏ tuổi nhất trong nhóm 4 người, bộc bạch: So với giáo viên bên đảo Lớn thì giáo viên ở đảo Bé thiệt thòi rất nhiều, nhất là điều kiện để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện khó khănnhư vậy thì chuyện học hành lên cao hơn nữa của con em đảo Bé cũng là một vấn đề khó khăn.
Bạn,
Báo quốc nội dẫn lời hiệu trưởng trường tiểu học Lý Vĩnh 2 cho biết: có khoảng 70% đến 80% số học sinh ở đảo Bé sau khi tốt nghiệp tiểu học đành phải ở nhà vì không có đủ điều kiện để sang đảo Lớn học tiếp lên bậc trung học. Bởi gia đình phải tự lo mọi khoản chi phí ănuống, đi lại, sách vở,... với số tiền từ 100 ngàn 200 ngàn đồng/tháng. Số tiền này tuy không lớn nhưng lại quá sức đối với nhiều gia đình ở đảo này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.