Hôm nay,  

Dạy Học Ơû Đảo Nghèo

11/29/200200:00:00(View: 4853)
Bạn,
Đảo được nhắc đến trong lá thư này là đảo Bé, thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đảo này nằm cách đảo lớn chưa đầy 3 km theo đường chim bay, có tổng diện tích đất tự nhiên 69 hecta, với 92 gia đìnhầ, gồm 398 nhân khẩu đang sinh sống. Bình thường mỗi ngày có từ 1 đến 2 chuyến đò từ đảo lớn sang đảo bé, tạo điều kiện cho người dân trên đảo đi lại, giao lưu, buôn bán, nhưng vào những ngày biển động, đảo Bé bị cô lập hoàn toàn giữa 4 bề sóng dữ. Đường giao thông đi lại cách trở, đời sống kinh tế eo hẹp nên chuyện học hành của trẻ đảo gặp không ít gian nan, nhọc nhằn như ghi nhận của báo Giáo dục-Thời đại qua đoạn ghi chép như sau.
Năm 1995, huyện Lý Sơn xây dựng ở đảo Bé 1 trường tiểu học gồm 4 phòng, đào tạo tại chỗ 2 giáo viên cắm bản và mỗi học kỳ, cắt cử điều động giáo viên từ đảo lớn. Tuy nhiên việc duy trì dạy học rất khó khăn. Có những lớp học chỉ vẻn vẹn có 3 học sinh và 1 thầy nhưng để duy trì cho được sĩ số này trong cả năm học, thì như thầy Đặng Hoàng Tính cho biết là một việc làm chẳng mấy dễ dàng, đòi hỏi những người thầy phải có lòng kiên nhẫn, sự cảm thông, gần gũi với học sinh của mình và ngay cả đối với gia đình các em. Do điều kiện kinh tế quá khó khăn, nhiều gia đình phải di chuyển đi nơi khác làm ăn và chuyện học hành của con em họ đành phải gác lại.

Năm học 2002-2003 này, toàn huyện có 49 HS tiểu học. Trong đó lớp 1 có 3 em; lớp 2 có 9 em; lớp 3 có 17 em; lớp 4 có 6 em và lớp 5 có 14 em. So với cách đây mấy năm, số học sinh đã giảm đi gần một nửa. Trong số 4 thầy giáo hiện đang dạy học tại đảo Bé, có 2 thầy là người địa phương còn lại 2 thầy được điều động từ đảo Lớn sang và đều thuộc biên chế của trường tiểu học Lý Vĩnh 2. 1 phòng học bỏ trống được trưng dụng làm nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt cho các thầy giáo ở xa nhà. Thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày của các thầy, đôi khi là nắm rau hái trong vườn nhà, là con cá câu được từ biển do phụ huynh học sinh đem biếu, nếu là biển động thì chỉ có cơm ăn với đậu phụng rang muối hoặc nước mắm và suốt cả tháng trời mới có dịp về thăm nhà mặc dù nhà chỉ cách trường từ 3 đến 4 cây số vì không có đò qua lại. Những lúc rảnh rỗi, các thầy dành nhiều thời gian cho việc đi thăm, tìm hiểu gia cảnh của học sinh giúp dân thu hoạch hoa màu, tham gia tu sửa đường giao thông, làm vệ sinh môi trường,.v.v...
Thầy Trần Thành Phú, người nhỏ tuổi nhất trong nhóm 4 người, bộc bạch: So với giáo viên bên đảo Lớn thì giáo viên ở đảo Bé thiệt thòi rất nhiều, nhất là điều kiện để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện khó khănnhư vậy thì chuyện học hành lên cao hơn nữa của con em đảo Bé cũng là một vấn đề khó khăn.
Bạn,
Báo quốc nội dẫn lời hiệu trưởng trường tiểu học Lý Vĩnh 2 cho biết: có khoảng 70% đến 80% số học sinh ở đảo Bé sau khi tốt nghiệp tiểu học đành phải ở nhà vì không có đủ điều kiện để sang đảo Lớn học tiếp lên bậc trung học. Bởi gia đình phải tự lo mọi khoản chi phí ănuống, đi lại, sách vở,... với số tiền từ 100 ngàn 200 ngàn đồng/tháng. Số tiền này tuy không lớn nhưng lại quá sức đối với nhiều gia đình ở đảo này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lo nhất trong cõi này là bệnh… vì sức khỏe là vàng. Hễ bệnh là phải tới bệnh viện, nhưng sơ suất là toi mạng… Đó là chưa kể chuyện tốn tiền.
Thoải mái cắt cáp viễn thông… chuyện rất lạ xảy ra tại Cần Thơ. VOV kể chuyện Cần Thơ: Làm rõ việc chủ đầu tư tự ý cắt cáp viễn thông ở khu dân cư… Việc cắt cáp do Chủ đầu tư Khu dân cư Hưng Phú thực hiện và các doanh nghiệp viễn thông không được thông báo trước,
Chỉ một ngụm bia cho vui, thế là lãnh búa… Trong tình hình say rượu lái xe gây ra nhiều tai nạn trên toàn quốc, an toàn giao thông đang được siết kỹ thêm.
Nhà nước VN sẽ làm mạng xã hội riêng cho VN để cạnh tranh với Facebook, YouTube… Có nổi không?
Báo Pháp Luật kể: Rạng sáng 15-7, tại rạch Nha Mân (đoạn thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ sạt lở khiến năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, bảy căn nhà khác bị ảnh hưởng.
Câu chuyện cái lu chống ngập lụt do một Phó giáo sư Tiến sĩ đương nhiệm đại biểu Hội Đồng Nhân Dân TP. SG nêu lên làm người dân cười hoài không thôi.
Hàng giả là bình thường… hàng dỏm, hàng nhái cũng là bình thường. Nhưng tranh và sách là văn hóa, là tâm hồn, là cái đẹp của nghệ thuật… không lẽ cũng giả, cũng nhái. Vậy mà, chạy trời không khỏi giả với nhái.
Dân số ngày càng đông… Chen nhau mà đứng, ra phố chạy xe là tha hồ nghẽn đường…
Bản tin VOV kể chuyện TPSG: Phát hiện mì sợi vàng nghi nhiễm hàn the trong bữa ăn công nhân… Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP thành phố đã phát hiện thực phẩm mì sợi vàng phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân dương tính với hàn the.
Tàu lửa đụng là chuyện hiếm trên thế giới, nhưng vẫn thường xảy ra tại Việt Nam…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.