Hôm nay,  

Thợ Nữ Nhập Cư

24/06/200400:00:00(Xem: 5211)
Bạn,
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có hàng trăm nghìn phụ nữ rời làng quê miền Trung, miền Bắc đổ xô vào Nam tìm việc làm. Họ ra đi với khát vọng đổi đời, trở thành công nhân trong những nhà máy to lớn, có thu nhập cao. Nhưng sự thật lại quá phũ phàng, bao năm cắm đầu làm để rồi tay trắng hoàn trắng tay. Báo Lao Động viết như sau.
Trong căn phòng trọ chật chội, không bàn ghế, chỉ độc chiếc chiếu, Tuyết khéo léo thu xếp chỗ để khách ngồi, vừa trò chuyện vừa nấu cơm. Quê Tuyết ở Nam Định, vào Đồng Nai làm công nhân được hai năm, lương từ 650 ngàn - 750 ngàn đồng/ 1 tháng. Hỏi có đủ sống không, Tuyết bảo rằng chắt chiu thì cũng phải đủ, mấy cũng đủ. Rồi Tuyết tính những khoản tính được như tiền nhà chia đôi với một người bạn còn lại 125 ngàn đồng, tiền điện 20 ngàn đồng, tiền ăn mỗi tháng mất 300 ngàn đồng. Rồi các khoản chi cho áo quần, xà phòng... là coi như hết. Để tiết kiệm, Tuyết thuê phòng trọ ở gần nhà máy, đi làm bằng phương tiện "chân", khỏi tốn tiền xe. Mỗi ngày ăn chỉ 10 ngàn đồng nên bữa cơm của Tuyết thật tội nghiệp. Tuyết nói: Bữa ăn giữa ca ở Cty rất thiếu thốn, về nhà muốn kiếm chút gì ngon để ăn thêm nhưng không dám vì sợ hụt tiền. Thiếu ăn nên tụi em đứa nào da cũng xanh hết".

Người có thâm niên làm công nhân nhất trong khu nhà trọ là Hải Yến, cùng quê với Tuyết. Yến làm công nhân đã được 7 năm. Phòng của Yến có giường, tủ hẳn hoi. Có lẽ làm lâu năm rồi nên Yến dành dụm được tiền để mua sắm đôi chút. Thu nhập của Yến cũng chẳng khá hơn. Yến nói không mấy khi gửi được tiền về cho bố mẹ như đã hứa khi ra đi. Thậm chí tết cũng không dám về. Mấy chị em cùng ở lại, ăn tết với nhau, buồn, nhớ nhà rơi nước mắt.Khi chúng tôi trò chuyện với Tuyết thì một chị bạn của Tuyết ghé qua xin ngả lưng một lát. Trông chị mệt mỏi và tiều tụy. Chị tên Thơi, nhà ở Bắc Giang, đã có chồng và hai con. Nghe người ta kháo nhau vào Nam làm công nhân có nhiều tiền nên bàn với chồng bỏ nghề nông. Chồng đồng ý cho chị đi với hy vọng đời sống gia đình sẽ khấm khá hơn. Nhưng 6 tháng làm công nhân đủ cho chị Thơi hiểu được đời công nhân là thế nào. Chị vừa kể những vất vả trong mấy tháng qua vừa khóc. Chị thấy mình quá sai lầm, một tháng chỉ kiếm được mấy trăm ngàn đồng mà phải đổi cái giá phải xa chồng, xa con, xa quê hương. Chị nói: "Em chờ lãnh xong tháng lương này là về. Em về thôi. Ơ quê làm ruộng cực mấy cũng hơn sống chui rúc như thế này".
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, trong cả khu nhà trọ ở phường Long Bình, phóng viên gặp được một nữ công nhân khá độc đáo: đó là Thuỷ, công nhân của Cty Mabuchi. Thuỷ quê ở Nghệ An, đã học xong phổ thông. Nhà nghèo không có điều kiện học tiếp vào đại học nên Thuỷ vào Nam làm công nhân. Trong phòng trọ của Thuỷ có một bàn viết và một bàn máy điện toán. Chiếc máy đó, theo Thuỷ là tài sản duy nhất Thuỷ có sau mấy năm làm việc cật lực. Ngoài giờ đi làm, Thuỷ tranh thủ đi học thêm tin học, tiếng Anh, đã lấy được bằng trung cấp kế toán. Khi chúng tôi hỏi về gia đình, Thuỷ khóc, cho rằng cha mẹ nghèo chờ mong con cái đi xa làm có tiền để giúp đỡ nhưng Thuỷ không làm được gì cho gia đình cả. Bây giờ chỉ còn cách gắng học để mai mốt kiếm được việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn chứ làm công nhân như thế này thì tương lai quá mù mịt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.