Hôm nay,  

Ung Thư, Thi Lại, Tản Đà, Văn Hóa

10/06/201900:00:00(Xem: 2377)
Một hình ảnh gần như tương đương là: Thần Chết là khuôn mặt của bệnh ung thư. Bởi vì khó chữa.

Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong và thêm 165.000 người bị phát hiện mắc mới căn bệnh này.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Đây là điều đáng lo ngại nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Báo Gia Đình Mới kể: Khi 24 thí sinh thi vào lớp 10 trong phòng thi số 25 (trường chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình) làm bài thi môn Văn được quá nửa thời gian thì 2 giám thị yêu cầu làm lại bài vì các giám thị ký nhầm ô.

Sự việc hy hữu trên xảy ra tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp (TP Đồng Hới, Quảng Bình) sáng ngày 3/6.... Lãnh đạo Sở xin lỗi phụ huynh và các thí sinh, đồng thời đưa ra phương án sẽ tổ chức cho các thí sinh phòng thi số 25 thi lại bài thi môn Văn học (tùy nguyện vọng thí sinh), nếu điểm nào cao hơn sẽ lấy.

Tuy nhiên, một số phụ huynh và học sinh vẫn tỏ ra không hài lòng với phương án mà Sở GD-ĐT Quảng Bình đưa ra. Thay vào đó, nhiều phụ huynh đã đề xuất sẽ nâng điểm cho các thí sinh.

Bản tin TTXVN có bài viết tưởng niệm 80 năm ngày mất nhà thơ Tản Đà - thi sỹ của hai thế kỷ. Tản Đà được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại.”

Ông qua đời ngày 7/6/1939, tại Hà Nội. Ở Việt Nam, thơ ca rất được ưa chuộng nên thời đại nào cũng xuất hiện nhiều nhà thơ lớn. Tuy nhiên, ở thời điểm giao thời từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, vị trí nhà thơ tiêu biểu nhất chỉ có thể là Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Với những dòng thơ lãng mạn có tư tưởng cách tân, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại.”

...Những năm cuối đời, ông dành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên soạn, trong đó phải kể đến “Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh,” “Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện,” “Thời hiền thi tập”...

Báo Lao Động Thủ Đô kể: Sự du nhập văn hóa nước ngoài và quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, ngoài những lợi ích đem lại cho con người cũng gây ra nhiều bất cập, trong đó có nguy cơ làm mai một, biến đổi của không ít giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số như: Trang phục, kiến trúc, lối sống của giới trẻ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng; việc phục dựng, tổ chức lễ hội còn bất cập; tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng...

...Theo khảo sát của PGS.TS Phạm Văn Lợi về nhà ở của người Cơ Tu tại thôn Agrồng, xã Atiêng, Tây Giang, Quảng Nam, nhiều ngôi nhà sàn của đồng bào đã có sự thay đổi về loại hình. Ví như từ nhà dài sang nhà ngắn, từ nhà sàn xuống nhà đất, từ nhà có nóc mái hình mai rùa sang nhà hai mái hoặc bốn mái, có mái phụ hình thang cân. Đồng thời, kết cấu của ngôi nhà truyền thống cũng có sự biến đổi với sự xuất hiện của vì kèo, sử dụng kĩ thuật liên kết bằng mộng luồn và mộng thắt kết hợp với các loại đinh kim loại thay thế cho liên kết bằng ngoãm và dây buộc; từ việc sử dụng cỏ tranh, lá mây hay lồ ô, tre… sang sử dụng các loại vật liệu mới như tôn và prôximăng…

Báo Dân Việt kể: Sao Việt vô tư mặc áo tắm lên thẳng sân khấu tự nhiên như ra bãi biển. Món đồ bơi tưởng chừng như chỉ quẩn quanh bãi biển nay đã được các người đẹp đưa lên sân khấu thành trang phục biểu diễn.


...Ưu điểm của trào lưu "đồ bơi" này là sự "thiếu vải" và thiết kế bó sát giúp người mặc phô được vẻ đẹp cơ thể, đôi chân thon dài, vòng eo thon gọn và cả thềm ngực nuột nà.

Có gì khó hiểu đâu… chỉ vì khán giả ưa ngó một vài chỗ đời thường muốn giấu, nên người trên sân khấu phải hở hang để khoe chỗ nhiều người ưa ngó.

Báo Dân Trí kể: Đoàn nghệ thuật truyền thống diễn cả đêm không bằng ca sĩ hát một bài.

Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, hiện nay như một số ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có những ngành 5 năm nay không tuyển được một sinh viên nào. Không ai học cả... Ví dụ, một đoàn chèo, cải lương đi biểu diễn một buổi tối chỉ thu được 20 triệu đồng chưa bằng một ca sĩ ở lĩnh vực khác hát một bài hát. Cho nên thu nhập một buổi tối của nghệ sĩ truyền thống chỉ có 100 nghìn đồng.

Báo QĐND kể chuyện: Sách giả, sách lậu… Sách lậu, sách giả đã xuất hiện tràn lan, dù đã được cảnh báo, xử phạt nhưng chưa có dấu hiệu giảm bớt mà thậm chí còn gia tăng. Không ít nhà xuất bản và đơn vị liên kết phàn nàn, hễ sách có dấu hiệu được bạn đọc quan tâm thì ngay lập tức xuất hiện sách giả. Các loại sách đều có thể làm lậu. Sách nào có nhu cầu lớn của xã hội đều nhanh chóng là mục tiêu nhắm tới của những kẻ in sách trái phép. Sách giả nhiều nhất là các tác phẩm văn học nổi tiếng, các sách ngoại ngữ, thậm chí cả sách giáo khoa. Họ bất chấp chất lượng, bản quyền, coi thường pháp luật để in và lén lút phát hành sách lậu nhằm thu lợi nhuận cho mình. Sách giả thời đại công nghiệp 4.0 nên được làm rất tinh vi, giống sách thật tới 90-95% vì thế người đọc khó phát hiện, nhất là khi mua sách qua mạng. Sách lậu là mặt tối của công tác xuất bản mà ta chưa kiểm soát được nên nó cứ mặc nhiên "sống khỏe" trong xã hội.

Sách in lậu là loại sách không được cấp giấy phép của nhà xuất bản nên nó chẳng bao giờ nộp thuế. Thiệt hại từ sách in lậu đối với các nhà xuất bản nói riêng và Nhà nước là không nhỏ cả về chính trị, văn hóa và kinh tế. Đó là chưa nói tới những hệ lụy với người mua vì sách in lậu thường hay bị sai sót; thiếu, thừa trang; trình bày xấu...

Báo Lao Động kể chuyện nhiếp ảnh: Ngày 6.6, trò chuyện với PV Báo Lao Động, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (tên gọi khác là Lekima Hùng, quê ở Hà Nội) cho biết, cách đây gần 5 năm, khi biết mẹ bị ung thư, anh đã lên mạng internet để tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh "quái gở" này. Cũng chính từ đây, những con số, những tác động khủng khiếp của nhựa lên môi trường và đại dương dần được hé lộ.

“Tôi ngỡ ngàng khi biết Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về xả rác thải nhựa ra đại dương”, anh Hùng chia sẻ.

Là một nhiếp ảnh gia, anh Hùng kể lại, tháng 8.2018, từ Hà Nội, anh bắt đầu chuyến hành trình rong ruổi bằng xe máy từ Bắc vào Nam, qua 39 tỉnh thành (trong đó có 28 tỉnh thành ven biển). Chuyến đi kéo dài 43 ngày, anh đã quay và chụp nhiều thước phim cùng hơn 3.000 tấm ảnh ghi lại tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra.

Báo Nông Nghiệp kể chuyện thiết kế làng du lịch: Chuỗi tham luận đã hiến kế xây dựng làng văn hóa, du lịch nông thôn được các đại biểu trình bày tại Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển du lịch nông thôn" vừa được tổ chức tại Bến Tre... Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường ĐH KH-XH&NV, thuộc ĐHQG TP.SG phát biểu: “Làng Văn hóa du lịch nằm trong Đề án mỗi xã một sản phẩm của quốc gia. Hiện nay, du lịch ở ĐBSCL như là một bức tranh dàn đều chưa có điểm nhấn. Bến Tre có lợi thế về cây xanh trái ngọt thì chúng tôi muốn xây dựng một điểm nhấn, khi nói đến du lịch ở ĐBSCL thì không thể bỏ qua điểm nhấn này. Chợ Lách với lợi thế là vương quốc trái cây, hoa kiểng với nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng Chín Hóa, Ri 6, chôm chôm; nhiều làng nghề cây giống, hoa kiểng như Long Thới, Vĩnh Thành, Phú Sơn… là những lợi thế cần được đánh thức, là cơ sở để chúng ta hình thành các làng du lịch đặc thù”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.