Hôm nay,  

Giáo Viên, Vẽ Tranh, Đổi Tên Cấp 1, 2, 3...

12/11/201800:00:00(Xem: 1663)
Xuân Niệm

 
Giáo dục lúc nào cũng có chuyện nhức nhối... Có nên đổi tên cấp tiểu học thành cấp 1, và vân vân.,.. hay không?

Mới biết, luôn luôn có một thành phần trong chính phủ muốn làm các chuyện linh tinh... Đổi Tiểu học sang Cấp 1, đổi Trung học Cơ sở sang cấp 2. đổi Trung Học sang trường cấp 3... là sẽ tốn biết bao nhiêu tiền. Sẽ phải in lại rất nhiều sách giáo khoa, sẽ sơn các bảng hiệu trong trường... Đâu phải tiền chùa đâu.

Báo Lao Động kể: Đã có gần 200 giáo viên các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ tham gia Hội thi "Nét đẹp nhà giáo" do LĐLĐ quận Bình Thủy phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo quận tổ chức.

Sáng 9.11, với mong muốn giáo dục truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc, LĐLĐ quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ đã phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo quận tổ chức Hội thi "Nét đẹp nhà giáo" cho các giáo viên tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn. Hội thi cũng nhằm mục đích chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11).

Bản tin VTC kể: Học sinh lớp 2 một trường tiểu học ở Quảng Trị hào hứng tham gia vẽ tranh trong giờ học văn.

Học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Trưng Vương (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vừa có tiết học văn thú vị, với đề bài "Kể về gia đình em" bằng tranh vẽ.

Báo SGGP kể: Không đổi tên thành trường cấp 1, 2, 3.

Vừa qua, một số ý kiến đề xuất đổi tên gọi các cấp học phổ thông hiện nay thành trường cấp 1, cấp 2, cấp 3. Giải trình lại, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, tên gọi các cấp học giáo dục phổ thông hiện nay là tiểu học, THCS, THPT  phù hợp với tên gọi của các nước trong khu vực và quốc tế như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh…

Báo Công An Đà Nẵng kể: Nét đặc sắc của Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An đến từ những bức tranh thêu được thêu từ tay người phụ nữ Hội An treo trên bức tường vàng nhạt. Qua tay người thợ tài hoa, những đường kim mũi chỉ khéo léo khắc họa nên những phố cổ Hội An về đêm với những con đường khuya, phố nhỏ liêu xiêu cùng hình ảnh của một người mẹ, người chị tảo tần với chiếc thúng nhỏ trên tay để dăm ba con tò he hay đồ vật nhỏ xíu bán cho du khách dạo chơi nơi góc phố; Những người phụ nữ duyên dáng với chiếc áo dài truyền thống ôm chiếc đàn tỳ bà đàn gợi nên nét tao nhã, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam; Người lao phu lầm lũi kéo xe với đôi chân trần,..

Báo Thanh Niên kể chuyện sách giáo khoa: ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.SG) cho rằng, chương trình giảng dạy hiện nay quá nặng khiến các em sợ học và đề nghị phải thay đổi theo hướng giảm tải những nội dung mà học sinh có thể học ở gia đình, qua các hoạt động ngoại khóa, tăng các nội dung về kỹ năng sống.

“Ngay cả những môn như kế toán đại cương, dạy quản lý tài chính của chính mình cũng cần phải đưa vào”, ĐB Ngân nói.

Báo Lao Động Thủ Đô kể: Con đường gốm sứ, được khởi công xây dựng từ năm 2008, dài gần 4.000m, diện tích khoảng 7.000 m2. Đây là một bức tranh lớn gồm 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn... ...bờ tường gốm sứ dần trở thành “bãi rác công cộng”.

Báo Giáo Dục VN kể: Phải tăng lương cho thầy cô để loại bỏ phong bì, dạy thêm.

Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, chính sách tiền lương đối với nhà giáo tại dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) còn chung chung, không cụ thể...đại biểu Trần Hoàng Ngân – đoàn Thành phố SG nhấn mạnh ông rất quan tâm đến mức tiền lương của bậc tiểu học.

Vì đây là bậc học quan trọng, gắn với hình thành nhân cách, đạo đức của con người.

Theo đại biểu, chính những người thầy bậc tiểu học là khởi nguồn giảng dạy các em lòng yêu thương gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.

Giáo Dục & Thời Đại kể: Cô Hà Hồng Chuyên, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Việt Nam - Ba Lan (Hà Nội) cũng cho rằng, khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm, học sinh rất tích cực tham gia. Chẳng hạn, giáo viên có thể đưa học sinh đi thực tế để các em hiểu được văn hóa, con người, đời sống xã hội của Hà Nội giai đoạn 1930 - 1945 được phản ánh qua văn học.

Từ các tác phẩm đó, học sinh đi ra thực tế, khai thác dữ liệu trong cuộc sống như tìm hiểu các di tích lịch sử, phỏng vấn nhân vật, phỏng vấn du khách hay có những thước phim về cuộc sống của người Hà Nội. Qua trải nghiệm từ thực tiễn, các em sẽ có những cảm nhận trong cách viết và diễn đạt.

Báo Tổ Quốc kể chuyện Ninh Thuận: Độc đáo với dịch vụ chở khách du lịch bằng máy cày ở Mũi Dinh.

Với giá 100.000 đồng/lượt, mỗi lượt chở được từ 8-10 người; du khách đến Mũi Dinh (Ninh Thuận) sẽ được trải nghiệm dịch vụ sử dụng máy cày cho công việc vận tải người từ sát bãi biển lên đường ven biển Ninh Thuận.

Báo Dân Sinh kể: Sáng 7/11, nhiều đại biểu và người dân trên địa bàn huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) khi đến tham dự Lễ phát động Tháng hành động vì Bình đẳng giới năm 2018 đã không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều hạng mục gỗ của Nhà văn hóa trung tâm huyện bị hư hỏng nặng. Theo đó, toàn bộ phần gỗ ốp khung ngoài 3 cửa chính ở mặt tiền của Nhà văn hóa đã bị mối ăn và để lộ ra những mảng bê tông, gạch xây bên trong, làm mất mỹ quan công trình.

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn kể: Giáo dục, còn đó nỗi buồn...

TS. Nguyễn Hoàng Chương ghi nhận:

“...Lại sắp đến Ngày nhà giáo Việt Nam. Đã có sở giáo dục và đào tạo nhanh chóng thông báo không nhận hoa, quà, tiếp khách nhân ngày 20-11. Phải chăng vì nhiều năm qua, ngày 20-11 luôn gắn với hoa và quà? Phải chăng ngày càng có nhiều góp ý lẫn nói xấu, nói hỗn với thầy cô trên mạng xã hội và cả trong đời thực? Phải chăng... phải chăng còn nhiều điều đau xót hay khó nói khác?

Có những người vẫn ủng hộ nhà giáo. Quê nghèo của tôi có người thật thà thường gửi tặng thầy cô những bông hoa dại vào ngày 20-11, tại sao không?”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.