Hôm nay,  

Thống Kê, Xây Nhà Hát, Sách Giáo Khoa, Tú Tài Mỹ

14/10/201800:00:00(Xem: 2205)
Xuân Niệm

 
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.

Bản tin VietnamNet kể: Năm học 2017 - 2018, tổng số cơ sở giáo dục các cấp học là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập và 2.955 trường ngoài công lập. Số trẻ em, học sinh ngoài công lập ở nhà trẻ là 85%, mẫu giáo 13%, tiểu học 0,7%, THCS 0,9%, THPT 7% và đại học 13%.

Mô hình trường quốc tế được phát triển mạnh ở một số thành phố lớn (đặc biệt là TP.SG có 19 trường phổ thông quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài với 1.345 giáo viên, 10.799 học sinh trong đó có 5.080 học sinh Việt Nam).

Báo Pháp Luật nêu câu hỏi: Ai được lợi từ vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm?

 Phó chủ tịch thành phố Lê Thanh Liêm cho hay, dự án nhà hát với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (Quận 1). Vậy ai được lợi từ việc xây nhà hát và tại sao HĐND lại hối hả bấm nút nhanh như vậy?

Bản tin khác của báo Pháp Luật có nhan đề rất mực dễ thương: Dân ngã sấp mặt vì triều cường, BV Nhi Đồng quá tải, HĐND TP vẫn quyết xây nhà hát giao hưởng.

Bản tin Zing kể: Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT sẽ có phiên bản điện tử.

 Thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa", sau khi bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn hoàn thành, bộ này sẽ triển khai phiên bản sách điện tử.

Đây là nội dung đáng chú ý trong văn bản giải trình về một số vấn đề cử tri quan tâm trước kỳ họp Quốc hội tới của Bộ GD&ĐT về chương trình - sách giáo khoa (SGK) mới.

Bản tin VnMedia kể: Luyện thi bằng Tú tài quốc tế Mỹ với chi phí bằng 5% du học sớm.

IvyPrep hợp tác cùng Đại học Sư phạm Missouri (Hoa Kỳ) chính thức tuyển sinh chương trình Luyện thi bằng tú tài quốc tế Mỹ (Accredited American High School Diploma). Đây là chương trình dành cho học sinh trung học lớp 8-11 đang học chương trình phổ thông của Việt Nam muốn có thêm một tấm bằng tú tài quốc tế Mỹ với chi phí bằng 5% du học sớm.

Báo Tiền Phong kể các ông giáo sư tiến sĩ thiệt và dỏm của VN với trò chơi: Trường đại học 'mua' bài báo khoa học, có nên?

Lâu nay, giới khoa học Việt Nam trong các trường ĐH vẫn tồn tại chuyện người biên chế ở trường này nhưng nhận viết bài báo khoa học cho trường kia để có thêm kinh phí nghiên cứu.

...Tuy nhiên, trước hiện tượng này, một chuyên gia băn khoăn liệu có chấp nhận được chuyện một người ăn lương, biên chế ở trường này nhưng lại đứng tên bài báo khoa học ở một trường ĐH khác? Rồi lại còn nhận tiền “hỗ trợ” thì như thế nào? Đối với trường “mua” bài báo đó mục đích là gì? Ai sẽ trả tiền để “mua” bài báo đó? “Rất khó có chuyện lấy ngân sách nhà nước để làm việc này. Nên có thể sẽ phải lấy từ học phí của sinh viên. Vậy sinh viên được lợi gì từ việc “mua - bán” này. Đó còn chưa kể, đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học không liên quan đến các vấn đề sinh viên được học?” - vị chuyên gia này nhấn mạnh.


Báo Giáo Dục VN kể chuyện Sài Gòn: Hàng loạt bác sĩ ở bệnh viện Bình Dân xin nghỉ việc.

Ngoài Phó Giáo sư Nguyễn Văn Ân còn có 3 bác sĩ khác ở khoa Niệu A, Niệu B xin nghỉ việc trong vài tháng gần đây.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin từ người dân cung cấp cho biết, tại khoa Niệu A của Bệnh viện Bình Dân, Thành phố SG, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Ân – Trưởng khoa vừa nộp đơn xin nghỉ việc.

...Ngoài Phó Giáo sư Nguyễn Văn Ân, thông tin mà phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có được, chỉ trong vài tháng gần đây, có đến 4 bác sĩ thuộc 2 khoa là Niệu A, Niệu B đã xin nghỉ việc tại bệnh viện.

Đặc biệt, tại khoa Niệu A đã có cả Trưởng khoa (bác sĩ Ân), Phó trưởng khoa (bác sĩ Hải) nghỉ việc, trong đó bác sĩ Hải nghỉ trước bác sĩ Ân.

Báo Tổ Quốc kể chuyện Nga giúp VN: Được biết, mỗi năm Nga tuyển sinh 15.000 học sinh các nước theo diện học bổng, Việt Nam có 1.000 học sinh trong số đó. Hàng năm, Chính phủ Nga dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng du học tại Nga - đây là con số rất lớn, thể hiện rõ nét tình cảm sâu nặng, bền bỉ giữa hai quốc gia.

Báo Nhân Dân kể chuyện mê sách: Từ tình yêu với những cuốn sách, hơn một năm qua, Hoàng Quý Bình - sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã thành lập D Free book - thư viện “ba không”: không mất phí, không đặt cọc, không giới hạn thời gian mượn sách. Rất nhiều bạn trẻ đã có thể tiếp cận nguồn tri thức vô hạn từ những cuốn sách trong thư viện này.

Sau hơn một năm hoạt động với bốn lần chuyển địa điểm, đến nay, thư viện sách miễn phí của Hoàng Quý Bình đã “an cư” và ổn định trong căn phòng rộng ở ngõ 67, phố Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng). Mọi vật dụng trong căn phòng được tối giản, nhường lại phần lớn diện tích cho những cuốn sách. Các bạn yêu sách có thể qua thư viện bất cứ lúc nào, có thể ngồi lại đọc hoặc mượn về. “Với mình, sách nằm im là sách chết, cho nên mình luôn muốn chia sẻ sách cho mọi người, để sách đến tay mọi người”, Hoàng Quý Bình chia sẻ.

Thư viện miễn phí “D Free Book” được thành lập với hơn 500 đầu sách, khoảng 1.000 cuốn, gồm nhiều thể loại khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, chuyên ngành...

Bản tin VnExpress kể chuyện Sài Gòn: Trường THPT dạy piano, violin cho học sinh.

Một phòng học nhạc được trường THPT chuyên Ngoại ngữ xây dựng nhằm đáp ứng đổi mới sắp tới trong chương trình giáo dục phổ thông.

Tối 10/10, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đêm nhạc "Tiếng thu" để ra mắt phòng học nhạc và chương trình đào tạo âm nhạc tại trường. Học sinh có thể đăng ký các lớp học nhạc cụ như trống, guitar, piano, violin, trumpet hay học thanh nhạc ở hai mức cơ bản và nâng cao ngay trong trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.