Hôm nay,  

Giáo Dục Nhìn Lại

16/09/201800:00:00(Xem: 2297)
Xuân Niệm

 
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng.

Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.

PGS.TS La Khắc Hòa (còn có bút danh là Lã Nguyên), giảng viên lâu năm của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, cá nhân ông đã theo dõi khá kỹ các tranh cãi xung quanh cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.

...PGS Hòa chỉ ra việc GS Đại giả định muốn dạy học sinh lớp 1 nói và viết phải dạy chúng phân biệt "âm" và "từ", tuy nhiên, ngay từ khi đứa trẻ mới vài tháng tuổi, biết "hóng chuyện" và trong lúc trò chuyện với nó, tập cho nó nói, người lớn đã dạy trẻ những bài học giao tiếp đầu tiên.

"Cho nên, muốn phát triển năng lực nói và viết cho học trò, cần dạy các em đọc thông viết thạo và các thể loại giao tiếp lời nói.

Tôi cho rằng phân biệt âm và từ là việc của nhà nghiên cứu chứ không phải mục đích học tiếng Việt của những đứa trẻ có thể sau này làm bác sĩ thú y, hay kĩ sư nông nghiệp", ông nhấn mạnh.

Bản tin SGGP kể: TP Sài Gòn đã dừng triển khai chương trình Công nghệ giáo dục từ nhiều năm trước.

Sáng 14-8, nhằm cung cấp thông tin cho xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo TPSG đã có văn bản thông tin chính thức về chương trình Công nghệ giáo dục tại TPSG.

Theo đó, năm học 1985-1986, chương trình thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được sự cho phép của Bộ GD-ĐT đã thực hiện tại Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô 2 lớp 1. Sau đó, chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường Tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này đổi tên là Trường Tiểu học Văn Hiến) từ năm học 1986-1987, đồng thời phát triển thêm tại các trường tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sĩ (quận Tân Bình). Các trường dạy từ lớp 1 đến lớp 5 cả hai môn Tiếng Việt và Toán, sau này có thêm môn Giáo dục lối sống.

Đến năm 1989-1990, chương trình Công nghệ giáo dục được triển khai đến nhiều trường khác trong toàn TP (trừ quận 4) trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc cho học sinh lớp 1 với chủ yếu là môn Tiếng Việt. Khi chương trình năm 2000 của Bộ triển khai thì chương trình Công nghệ giáo dục cuốn chiếu và không còn thực hiện tại TPSG nữa.

Bản tin BBC kể rằng hôm 12/9, trả lời BBC, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho biết:

 Theo như tôi hiểu, tại Trung Quốc, người kiến trúc sư trưởng cho cải cách mở cửa và tiến trình "Dò đá qua sông" của Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình. Người nhạc trưởng cho chính sách "Khoa giáo hưng quốc", đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và khoa học kỹ thuật cũng là ông Đặng. Người tiếp nối với chính sách "Nhân tài cường quốc" là Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, đằng sau đó là hàng trăm hàng ngàn tỷ đôla đổ vào giáo dục và công nghệ.

Trung Quốc họ tăng lương cho giáo viên gấp 10 lần trong vòng 10 năm đầu cải cách mở cửa, lương giáo sư Thanh Hoa cao hơn lương chủ tịch nước, các trường đại học thu hút tiến sĩ bằng các căn hộ từ 70 đến 180 m2 cho không hoặc bán rẻ, sắp xếp công việc cho người thân các tiến sĩ theo diện thu hút nhân tài, bỏ ra hàng núi tiền thu hút nhân tài từ nước ngoài về xây dựng đất nước trong kế hoạch Trường Thành và nhiều kế hoạch dài hơi khác.

Việt Nam mình làm thế được không? Tiền đâu mà làm khi nguồn lợi của đất nước chui vào túi của các nhóm lợi ích, đất nước thì oằn mình vì "nạn ăn chặn đến cả tiền chính sách của người chết". Họ sẵn sàng ăn chặn cả đồng lương còm cõi của các nhà giáo nghèo, họ có xá gì chuyện ăn dỗ tiền sách vở của các cháu học sinh.

Trong khi đó, VOV ghi lời GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chuyên gia hàng đầu về ngữ âm học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số cho rằng, công trình sách Tiếng Việt 1 - CNGD của GS Hồ Ngọc Đại là rất công phu, dựa trên thành tựu nghiên cứu 300 năm ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, từ 1977 đến nay, thành tựu nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt cũng phát triển rất nhiều.

Mọi phát kiến, tri thức khoa học không dừng lại, có thể những điều mà cách đây 40 năm GS Hồ Ngọc Đại cho rằng đúng thì nay những tri thức ấy đã được thay thế.

“Quan niệm của CNGD là dạy hệ thống ngữ âm thuần túy, chân không về nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học thế giới đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ em và cho rằng, việc hình thành thói quen cảm thụ, nghe hiểu, phát âm phải đi kèm phát triển vốn từ vựng. Khi nghe một chuỗi âm thanh thì trước hết tai giúp phân định từng âm tiết. Mỗi âm tiết như vậy sẽ xảy ra quá trình khu biệt, hiểu và tất cả quá trình đó gắn với nghĩa cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể, trong các từ đơn cụ thể, đó là các tiếng. Chứ không bao giờ trẻ em có thể nghe được, cảm thụ và phát âm lại được một âm hoàn toàn trống nghĩa, trừu tượng. Theo quan niệm như thế, tôi cho rằng CNGD trái với thực tế hình thành kỹ năng, nghe nói của trẻ em”, GS Nguyễn Văn Lợi nêu quan điểm.

Báo Giáo Dục VN ghi nhận:

“Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, giờ trẻ không có hè, không có tuổi thơ. Phải đổi mới căn bản toàn diện nhưng sau khi đổi mới phải có tính ổn định, thống nhất, đồng bộ. Không thể có sách giáo khoa tự chọn.

“Thực nghiệm gì mấy chục năm mà vẫn thực nghiệm. Học sinh khổ quá. Giáo dục bây giờ rất khó, đặt ra quá nhiều thứ cao siêu, hàn lâm”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch cho rằng, thực nghiệm đổi mới nhiều quá không biết kinh nghiệm ở đâu nhưng khổ học sinh quá.

Trẻ bây giờ học gì không rõ nhưng hỏi lịch sử không biết. Học thêm, dạy thêm quá nhiều. Nghỉ hè nhưng đủ thứ học.”

Cũng nên nhắc rằng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân chịu ơn nền giáo dục VNCH: bà trong khi theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn khoảng năm 1973-74 thì bị lộ ra là Việt Cộng nằm vùng, thế là bà trốn về mật khu Bến Tre.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.