Hôm nay,  

Nỗi Đau Của Túc Cầu Vn

12/6/200500:00:00(View: 5816)
Bạn,

Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) kỳ thứ 23 tổ chức tại Phi Luật Tân vưà kết thúc. Trong kỳ Đông Nam Á vận lần này, có 1 huy chương vàng về túc cầu nam mà ngành thể thao VN mong đợi từ 10 năm qua, đã không đến tay sau trận thi đấu chung kết với đội Thái Lan. Từ 1995 đến 2005, đội tuyển túc cầu VN đã bốn lần vào chung kết SEA Games, và đều bị Thái Lan phá vỡ giấc mơ về chiếc huy chương vàng mà 46 năm trước, đội tuyển túc cầu Việt Nam Cộng Hòa đã giành được tại Đông Nam Á Vận kỳ 1 tổ chức ở Thái Lan vào năm 1959. Trong 14 năm qua, từ khi VN tái hội nhập với làng túc cầu Đông Nam Á, bóng tròn VN đã trải qua những nỗi đau, những thăng trầm trên đấu trường quốc tế.

Theo các tài liệu tổng hợp từ các báo quốc nội, sau năm 1975, thể thao VN trở lại đấu trường khu vực vào năm 1989 khi tham dự Đông Nam Á Vận hội kỳ thứ 15 tổ chức tại Mã Lai. Riêng môn túc cầu, VN bắt đầu tái dự tranh từ SEA Games 16 tổ chức tại Phi Luật Tân năm 1991. Trong các kỳ SEA Games 16 và 17, đội VN đã không lọt vào vòng bán kết. Phải đợi đến SEA Games kỳ 18 tổ chức tại Chiang Mai (Thái Lan) vào năm 1995, đội VN mới lọt được vào chung kết bằng một đội hình kiệt sức sau nhiều trận đấu ở vòng loại và bán kết, và đã thua Thái Lan. Đến SEA Games kỳ thứ 20 tổ chức tại Brunei vào năm 1999, cơ hội vàng của đội VN bị bỏ qua với một thế trận ngang ngửa, nhưng cuối cùng Thái Lan đã đoạt chức vô địch.

Tại SEA Games 2003 tổ chức ở VN, theo quy định mới, các tuyển thủ phải dưới 23 tuổi (U 23), đội tuyển VN lọt vào chung kết và đối thủ lại chính là Thái Lan. Trong trận thư hùng này, nỗi đau của đội VN còn lớn hơn khi hai đội hòa nhau 1-1 ở hai hiệp chính, và VN đã bị thua 1-2 ở hiệp phụ, bàn "thắng vàng" của đội Thái Lan lại một lần nữa làm tàn giấc mơ vàng của VN. Hai năm sau, vào chiều 4 tháng 12/2005, tại Phi Luật Tân, một lần nữa, Thái Lan đã chận đứng không cho VN có cơ hội làm chủ đấu trường túc cầu Đông Nam Á.

Bạn,

Huấn luyện viên của đội tuyển VN tham dự SEA Games 2005 là ông Riedl, người Áo. Ông đã lần 3 huấn luyện đội tuyển VN qua các thời kỳ 1998-2000, 2003, 2005. Ba lần ông đến VN, ba lần ông đã đưa đội tuyển VN vào chung kết SEA Games: 1999, 2003 và 2005. Theo SGGP, kinh nghiệm và góc nhìn của ông thầy người Áo này thật tinh tường khi hơn ai hết, ông hiểu được các học trò mình đang đứng ở đâu. Ông không ngại lắm những chấn thương nhưng ông lo cho sức bền và lo cho sự bắt nhịp trận đấu của các cầu thủ VN. Trong trận chung kết ngày 4/12 vưà qua, hai điều ông Riedl mong mỏi là tinh thần và sự may mắn đều không có, và cuối cùng túc cầu VN vẫn còn đó nỗi đau từ 10 năm qua, sau 4 lần vào chung kết với đội Thái Lan qua 4 kỳ Đông Nam Á Vận hội.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.