Hôm nay,  

Tưởng Niệm Cụ Phan Khôi

1/15/201800:00:00(View: 3743)
Xuân Niệm

Không chỉ là một người mở đầu dòng Thơ Mới, không chỉ là một nhà báo tài năng trực diện với áp lực thực dân Pháp, cụ Phan Khôi còn là một trong những người gánh vác phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, và rồi trở thành một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng.

Trong tuần lễ này, là ngày giỗ cụ Phan Khôi (1887-1959). Cụ sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Cụ từ trần ngày 16 tháng 1/1959.

Ông có quan hệ họ hàng với nhà cách mạng Phan Thanh và Phan Bôi tức Huỳnh Hữu Nam. Ông học giỏi Nho văn và đỗ tú tài năm 19 tuổi. Sau đó ông gặp cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của hai cụ.

Phan Khôi là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với các học giả từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã buộc phải dừng sáng tác. Ông qua đời vào năm 1959.

Năm 1907, ông ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Khi tờ tạp chí bị cấm ông về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náu. Ít lâu sau ông lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế, tức vụ Trung Kỳ dân biến, ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam đến năm 1914 thì được ân xá.

Ra khỏi tù, ông lại về Hà Nội viết cho báo Nam Phong. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, ông bỏ Hà Nội vào Sài Gòn viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. Năm 1920, ông lại trở ra Hà Nội viết cho báo Thực Nghiệp Dân Báo và báo Hữu Thanh. Năm 1928, Thực Nghiệp Dân Báo và Hữu Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào nam viết cho báo Thần Chung và Phụ nữ tân văn. Năm 1931, Phan Khôi trở ra Hà Nội viết cho tờ Phụ nữ thời đàm.


Năm 1936, ông vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản báo Sông Hương. Năm 1939, Sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết.

Sau năm 1945, tức sau Cách mạng tháng Tám, ông  tham gia kháng chiến bên cạnh ông Hồ Chí Minh với cương vị một nhà văn hóa, sau lại lãnh chức vụ chủ nhiệm Chi bộ Quảng Ngãi của Việt Nam Quốc dân đảng.

Ông ở Việt Bắc suốt 9 năm nhưng vì bị bệnh nên phải vào bệnh viện một thời gian.

Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị buộc phải ngừng sáng tác, được ít lâu thì ông qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Cụ Phan Khôi có bài thơ nhan đề “Hớt Tóc” làm năm 1952, mang đầy ưu tư vì trong khi tham gia kháng chiến chống Pháp bên cạnh ông Hồ, trong lòng cụ Phan thấy rõ không thích hợp với kiểu của chủ nghĩa Mác-Lê.

Bài thơ như sau:

Hớt Tóc

Tuổi già thêm bệnh hoạn

Kháng chiến thấy thừa ta

Mối sầu như tóc bạc

Cứ cắt lại dài ra. (1952)

Trong khi đó, một số nhà phê bình nói rằng bài thơ mở đầu dòng Thơ Mới là do cụ Phan Khôi làm năm 1933 trên báo Phong Hóa, nhan đề  “Tình Già”... Trong thời của thơ vần điệu, bài này tung ra như một bước nhảy phi thường. Bài thơ như sau.

Tình Già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,

Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,

Mà lấy nhau hẳn là không đặng,

Để đến nỗi, tình trước phụ sau,

Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.

- Hay! mới bạc làm sao chớ?

Buông nhau làm sao cho nỡ!

Thương được chừng nào hay chừng nấy,

Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.

Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.

Đôi cái đầu đều bạc.

Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.

Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,

Con mắt còn có đuôi.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nói chuyện kinh doanh trong nước là nói chuyện “kém tích cực”... Tại sao, cán bộ gây khó? Báo Tiền Phong kể chuyện “Điều kiện kinh doanh: Giảm chỗ này lại “đẻ” ra nơi khác”... Tiến độ thực hiện nhiệm vụ rà soát, đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh còn chậm, một số bộ chưa tích cực.
Vậy là hai miền Nam-Bắc Đại Hàn hòa hợp hòa giải thực sự... Đỡ phải đau đớn chia cắt. Và thống nhất, nếu có trong tương lai gần, cũng không phải là máu đổ thịt rơi.
Đặc khu, đặc khu, đặc khu... hóa ra là sòng bài và khách sạn. Đất nước mình cần ưu tiên là sòng bài? Đó là chưa kể chuyện cho thuê đất 99 năm, kiểu như Hồng Kông từng là nhượng điạ 99 năm... cho tới khi Trung Quốc nhận bàn giao từ Anh quốc.
Luật an ninh mạng sẽ làm khó cho các cơ sơ3ở kinh doanh... Báo Một Thế Giới ghi rằng ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) lo ngại dự thảo Luật An ninh mạng có thể đẩy doanh nghiệp Việt vào rủi ro phạm luật, gây khó cho hoạt động kinh doanh ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, dự luật này có thể khiến Việt Nam mất đi 1,7% tăng trưởng GDP.
Vây là nợ quá chừng… Hễ cái gì dính tới chính phủ đều nợ ngập đầu. Bản tin VOV kể: Nợ của doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng cao… Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng.
Hóa ra trùm buôn người tại Anh quôc là một bả cụ Việt Nam. Bản tin VOA ghi rằng một cụ bà 73 tuổi mới bị kết án 3 năm tù vì cầm đầu đường dây buôn người hoạt động ở xứ Wales thuộc Vương quốc Anh.
(Hôm Thứ Hai 28/5/2018 là Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ. Việt Báo trân trọng đăng Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, bản dịch của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, để tưởng niệm tất cả những người vì nước hy sinh.)
Dệt may là một chủ lực kinh tế của Việt Nam… Tuy nhiên, giá cổ phiếu dệt may suy giảm mới là lạ…
Hình như Kim Jong-Un bị Trump chơi bài ba lá? Có vẻ như Trump thấy rằng cần phải đòi thêm, nên Trump hủy bỏ buổi họp dự kiến ở Singapore, vì đã không tốn viên đạn nào mà Kim đã trả tự do cho 3 công dân Mỹ? Hay có phải, Kim đang chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Kim thực tâm muốn hòa bình, còn Trump chỉ lo mặc cả kiếm lời? Câu chuyện chỉ làm cho Nam Hàn rối loạn thêm, vì hòa bình càng lúc càng xa, vì Trump càng vướng bận chuyện cổ thành Jerusalem và Kim Hong-Un, kể như Tập Cận Bình xây xong đủ thứ ở Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc quậy biển Việt Nam. Đó là lời của một ông tướng... Báo Pháp Luật ghi rằng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm, lực lượng chuyên trách của Trung Quốc đã hỗ trợ ngư dân đánh bắt sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách khu vực đảo Lý Sơn chỉ 40-50 hải lý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.