Hôm nay,  

Linh Khí Từ Tượng Gỗ

15/06/200500:00:00(Xem: 5224)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, có làng Dư Dụ nổi tiếng về nghề đúc tượng Phật bằng gỗ. Làng nghề này có lịch sử mấy trăm năm, tưởng đã mai một vì đời sống của dân làng phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng thời gian gần đây lại thịnh hành, biến vùng quê nghèo trở thành một địa điểm hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu nguồn cơn linh khí cõi Phật. Qua từng bức tượng, cánh tay người thợ uốn lượn trên gỗ như đang thổi hồn thiêng sông núi vào từng thớ gỗ. Báo QĐNN ghi nhận về làng nghề này như sau.
Làng nghề Dư Dụ có đến 80% lao động làm nghề điêu khắc truyền thống. Không dầm mưa dãi nắng, không phải trông trời trông đất mỗi khi bắt đầu một sản phẩm mới. Bốn mùa, người thợ Dư Dụ thoăn thoắt tay đục, tạo ra những sản phẩm trưng bày trong không gian nội thất. Nghề đục tượng có tự bao đời nhưng đã một thời sống lay sống lắt" Bây giờ người dân có thú trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn như: tượng Phúc Lộc Thọ, Phật Di Lặc... Thợ Dự Dụ khéo tay, đầu thừa đuôi thẹo của gỗ cũng có thể chế tác thành những pho tượng nhỏ nhắn xinh xinh. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lặc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni... Trên từng thớ gỗ, người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ý nghĩa, vừa tạo sự phù hợp và mang nét độc đáo... Được như vậy là do kỹ năng nghề đã thật nhuần nhuyễn qua đôi bàn tay khéo léo vẽ đến, thợ làng chỉ nhìn qua để nắm lấy cái hồn là tạc y đúc bởi cái căn cơ của nghề đã thấm vào từng nhát gõ. Sản phẩm được người thợ điêu khắc chú ý thổi hồn vào từng dáng đứng dáng ngồi mà đặc biệt là các họa tiết trên khuôn mặt. Đến nỗi, khách hàng của làng nghề ở Đài Loan, Mỹ, Đông Nam Á cứ đến đặt hàng tới tấp.

Hiện nay, tình trạng khan hiếm gỗ vào đúng lúc nghề đục tượng khởi sắc trở lại thực sự là một khó khăn lớn của làng nghề này. Nhiều xưởng thợ phải làm cầm chừng, chứ cứ theo đơn đặt hàng thì làm hết nguyên liệu, cả xưởng lại ăn không ngồi rồi đợi gỗ thì cũng mệt. Ngày trước, có ngôi chùa nào đó đặt làm một pho tượng lớn là khấp khởi mừng, bây giờ thì lo tái mặt chỉ vì không có gỗ lớn đáp ứng yêu cầu.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, người làng Dự Dụ phần lớn tuy không am hiểu đạo Phật nhưng từ trẻ đến già, hỏi về Đức ông độ dương cứu thế, Đức thánh hiền độ âm cứu rỗi, Phật Di Lặc ám mục truyền thanh tứ đại hải... thì ai cũng có thể chỉ chính xác tượng đó có đặc điểm gì. Thợ Dư Dụ từ khi vung nhát đục đầu tiên phá thô bức tượng đã chú ý giữ gìn tư thế động tác để không làm điều gì "phản cảm". Chủ một xưởng thợ nói: "Khi bắt đầu với một bức tượng, chúng tôi luôn coi đây là hình hài thần linh, làm để mọi người tôn kính và thờ phụng."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.