Hôm nay,  

Di Tích Bị Xâm Hại

3/29/200500:00:00(View: 5976)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần VN, hàng chục di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang đang bị xâm hại ở mức báo động. Thế nhưng những tiếng kêu cứu từ những ngôi đình làng, chùa chiền, miếu mạo này cứ rơi vào sự thờ ơ, quên lãng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình trạng này như sau.
Tại thành phố Long Xuyên, vừa qua khỏi cái cổng đề ba chữ "Đình Mỹ Thới", được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, đã gặp ngay con đường biến thành nơi họp chợ mua bán xô bồ. Hai bên nhà cửa, gian hàng nối nhau san sát. Con đường vòng qua trước mặt đình cũng thế, hai dãy quầy sạp chen kín và ôm trọn gốc cây bồ đề cổ thụ, lấn mất cả bàn thờ Thần Nông, đàn xã tắc trong sân.
Đình này xây dựng năm 1820 nhưng nó lần hồi bị chiếm dụng cất nhà cửa, đến năm 1975 còn lại 2.554m2. Năm 1976, một cái chợ hình thành tại đây "nuốt" tiếp 1.900m2, phạm vi đình chỉ còn vỏn vẹn 654m2. Rồi tới năm 1995, ủy ban xã (nay là phường) Mỹ Thới lại dựng thêm cái nhà lồng chợ cá, từ đấy dân cũng tha hồ lấn vào cất nhà ở, cơi nới làm nơi mua bán. Cảnh họp chợ, sinh hoạt vốn đã bát nháo lại thêm nạn xả rác bừa bãi càng thêm ô uế.

Còn đình Thới Sơn (xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên), đã có từ hơn 200 năm, thờ cụ Đoàn Minh Huyên, một chí sĩ yêu nước, người khai sáng mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Thế nhưng, ủy ban xã cất mười mấy gian hàng cho thuê nằm chếch bên phải trước mặt đình. Đất phía sau thì chín gia đình lấn chiếm cất nhà, lấy làm của riêng.
Nhiều ngôi đình khác ở An Giang cũng bị chiếm dụng xây dựng nhà kho, cơ sở sản xuất, trường học, cơ quan và cả làm sân banh. Rồi cả chùa chiền, miếu mạo... cũng chung số phận. Ngay cả chốn di tích đáng tôn kính như dinh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Kiến An (Chợ Mới), miếu Hội ở Long An (Tân Châu) cũng bị lấn chiếm cất nhà.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, viên giám đốc Bảo tàng An Giang, nơi trực tiếp quản lý các di tích ,cho biết toàn tỉnh có 26 di tích cấp quốc gia và 40 di tích cấp tỉnh thì đến 24 di tích đang trong tình trạng bị xâm hại nghiêm trọng, rất nhiều đình chùa có giá trị cả về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đều bị chiếm dụng mặt bằng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.