Hôm nay,  

Nhớ Cải Lương Xưa

28/03/200500:00:00(Xem: 5645)
Bạn,
Theo ghi nhận của giới nghệ sĩ VN, thời vàng son của cải lương tại Sài Gòn là thập niên 70 của thế kỷ 20. Các rạp Hưng Đạo, Đại Đồng, Long Vân , mỗi chiều đông nghẹt khán giả. Người đi xem luôn mua vé trước từ lúc quá trưa. SGGP viết về cải lương xưa như sau.
Sân khấu được che kín bằng tấm màn nhung đỏ. Tiếng cười nói ồn ào hòa lẫn tiếng loa phóng thanh đang phát một bài tân cổ giao duyên. Hai bên vách rạp, mấy chục chiếc quạt máy chạy hết công suất. Cửa ra vào luôn quá tải vì số khách khá đông chờ soát vé để kịp xem trình diễn vở hát mới. Cuối cùng, đúng giờ ấn định, đèn vụt tắt, tiếng gõ theo kiểu "một hồi, ba dùi" vang lên, tiếng ồn ào lắng xuống và xướng ngôn viên từ hậu trường cất giọng: "Kính thưa quý vị khán giả, đêm nay, đoàn ca kịch cải lương chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vở tuồng...". Đó là hình ảnh rạp cải lương Sài Gòn thời cực thịnh. Ngày còn thuộc Pháp, quảng cáo cho các vở tuồng là chiếc xe ngựa. Hai bên hông thùng xe cùng mặt sau được che kín bằng biển giới thiệu kèm hình ảnh do họa sĩ trình bày.

Đã có nhiều tuồng tích, vài mươi năm trôi đi mà người mộ điệu vẫn nhớ vanh vách từng tên nghệ sĩ, thậm chí, biết khá nhiều chuyện riêng tư của họ. Yêu mến "sáu câu vọng cổ" nhất là giới bình dân ở những xóm lao động. Chính họ làm cho đời sống văn hóa, văn nghệ sôi động. Những nghệ sĩ cải lương được ưa thích được xem như "thần tượng", ngự trị lâu dài trong tình cảm khán giả. Ai cũng mến mộ Thanh Nga hiền dịu, Út Bạch Lan ngọt ngào, Út Trà Ôn chững chạc... Tuyệt diệu nhất là người đàn một nẻo, người hát một đường, thế nhưng cuối câu thì hòa nhịp: xuống xề hoặc đến lúc gõ song lang thì tiếng hát dứt theo.Nhiều cô bác lớn tuổi - giới bình dân gọi là "bà già trầu" - mê làn điệu cải lương đến mức tám giờ tối mới bắt đầu vào tuồng mà sáu giờ đã ngồi trước rạp. Xem cải lương thích nhất là những đêm se lạnh. Lúc nghệ sĩ xuất thần, hòa nhập với vai diễn trong tuồng, cứ ngỡ đó là chuyện đời ngoài xã hội. Khi họ trình diễn đoạn nào hài hước, khán giả sung sướng vỗ tay chứ không hò hét huýt sáo. Qua đoạn bi thương, nhất là lúc "vô vọng cổ", người xem cũng... rơi nước mắt, xuýt xoa.
Bạn,
SGGP viết tiếp: có người, vì yêu mến nghệ thuật cải lương đã đứng ra xây dựng rạp, góp phần làm cho loại hình nghệ thuật đậm tính quần chúng sống mãi trong tâm tư người mộ điệu và cả cho mình. Trường hợp vợ chồng ông N.T.N. là một ví dụ. Rạp hát H.Đ. do họ xây dựng để chuyên "biểu diễn cải lương, đại nhạc hội" nổi đình nổi đám mấy mươi năm qua. Là chủ doanh nghiệp lớn có hạng ở thành phố, song tâm tình hai ông bà N.T.N. vẫn hướng về sân khấu đèn màu và tiếng ghita phím lõm réo rắt. Đáng buồn là hiện nay ít vở cải lương hấp dẫn. Rạp hát nhiều nơi trở thành tụ điểm giải trí. Những ưu ái dành cho bộ môn này thưa thớt dần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.