Hôm nay,  

Nhớ Cải Lương Xưa

28/03/200500:00:00(Xem: 5641)
Bạn,
Theo ghi nhận của giới nghệ sĩ VN, thời vàng son của cải lương tại Sài Gòn là thập niên 70 của thế kỷ 20. Các rạp Hưng Đạo, Đại Đồng, Long Vân , mỗi chiều đông nghẹt khán giả. Người đi xem luôn mua vé trước từ lúc quá trưa. SGGP viết về cải lương xưa như sau.
Sân khấu được che kín bằng tấm màn nhung đỏ. Tiếng cười nói ồn ào hòa lẫn tiếng loa phóng thanh đang phát một bài tân cổ giao duyên. Hai bên vách rạp, mấy chục chiếc quạt máy chạy hết công suất. Cửa ra vào luôn quá tải vì số khách khá đông chờ soát vé để kịp xem trình diễn vở hát mới. Cuối cùng, đúng giờ ấn định, đèn vụt tắt, tiếng gõ theo kiểu "một hồi, ba dùi" vang lên, tiếng ồn ào lắng xuống và xướng ngôn viên từ hậu trường cất giọng: "Kính thưa quý vị khán giả, đêm nay, đoàn ca kịch cải lương chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vở tuồng...". Đó là hình ảnh rạp cải lương Sài Gòn thời cực thịnh. Ngày còn thuộc Pháp, quảng cáo cho các vở tuồng là chiếc xe ngựa. Hai bên hông thùng xe cùng mặt sau được che kín bằng biển giới thiệu kèm hình ảnh do họa sĩ trình bày.

Đã có nhiều tuồng tích, vài mươi năm trôi đi mà người mộ điệu vẫn nhớ vanh vách từng tên nghệ sĩ, thậm chí, biết khá nhiều chuyện riêng tư của họ. Yêu mến "sáu câu vọng cổ" nhất là giới bình dân ở những xóm lao động. Chính họ làm cho đời sống văn hóa, văn nghệ sôi động. Những nghệ sĩ cải lương được ưa thích được xem như "thần tượng", ngự trị lâu dài trong tình cảm khán giả. Ai cũng mến mộ Thanh Nga hiền dịu, Út Bạch Lan ngọt ngào, Út Trà Ôn chững chạc... Tuyệt diệu nhất là người đàn một nẻo, người hát một đường, thế nhưng cuối câu thì hòa nhịp: xuống xề hoặc đến lúc gõ song lang thì tiếng hát dứt theo.Nhiều cô bác lớn tuổi - giới bình dân gọi là "bà già trầu" - mê làn điệu cải lương đến mức tám giờ tối mới bắt đầu vào tuồng mà sáu giờ đã ngồi trước rạp. Xem cải lương thích nhất là những đêm se lạnh. Lúc nghệ sĩ xuất thần, hòa nhập với vai diễn trong tuồng, cứ ngỡ đó là chuyện đời ngoài xã hội. Khi họ trình diễn đoạn nào hài hước, khán giả sung sướng vỗ tay chứ không hò hét huýt sáo. Qua đoạn bi thương, nhất là lúc "vô vọng cổ", người xem cũng... rơi nước mắt, xuýt xoa.
Bạn,
SGGP viết tiếp: có người, vì yêu mến nghệ thuật cải lương đã đứng ra xây dựng rạp, góp phần làm cho loại hình nghệ thuật đậm tính quần chúng sống mãi trong tâm tư người mộ điệu và cả cho mình. Trường hợp vợ chồng ông N.T.N. là một ví dụ. Rạp hát H.Đ. do họ xây dựng để chuyên "biểu diễn cải lương, đại nhạc hội" nổi đình nổi đám mấy mươi năm qua. Là chủ doanh nghiệp lớn có hạng ở thành phố, song tâm tình hai ông bà N.T.N. vẫn hướng về sân khấu đèn màu và tiếng ghita phím lõm réo rắt. Đáng buồn là hiện nay ít vở cải lương hấp dẫn. Rạp hát nhiều nơi trở thành tụ điểm giải trí. Những ưu ái dành cho bộ môn này thưa thớt dần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.