Hôm nay,  

Trí Thức Thê Thảm

04/09/201600:00:00(Xem: 3883)
Thất nghiệp là chuyện nhức nhối... Học xong cử nhân rồi để thất nghiệp là định phận của hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp trong khi không ké được ô dù hậu duệ, thế thần, đảng đoàn...

Báo Nông Nghiệp ngày 31/5/2016 ghi rằng trong hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

Con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là kinh khủng, khi nghĩ rằng các bạn trẻ này là hy vọng của 200.000 gia đình hay nhiều hơn và rồi bao nhiêu công lao vun quén biến mất... mịt mù... Mới biết, trí thức là rẻ vậy. Rẻ tới mức xã hội không có chỗ xài.

Trong khi đó, Báo Đất Việt tuần qua kể chuyện: Nghịch lý lương tiến sĩ Việt thấp hơn lương ôsin 5 triệu/tháng.

Đây là chuyện trí thúức kiếm việc được. Trí thư1ức naỳ là bậc Tiến sĩ.

Bản tin ĐV kể rằng trí thức đang ngày càng đông hơn, nhưng môi trường để họ lao động, cống hiến vẫn còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là tiền lương chưa tương xứng.

Sáng 30/8/2016, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học “Tạo môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước” với sự tham dự của các nhà khoa học, đại diện một số cơ quan của Đảng, lãnh đạo một số hội chuyên ngành…

Phát biểu tại diễn đàn, TS Lê Công Lương, Chánh Văn phòng Liên hiệp hội Việt Nam, cho biết với quy mô giáo dục phát triển nhanh chóng, số lượng đội ngũ trí thức cũng tăng mạnh.

Báo Đất Việt kể rằng vào năm 2000, đội ngũ trí thức cả nước chỉ có khoảng 1,3 triệu người thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên hơn 6,5 triệu người (tăng gần gấp 5 lần), trong đó số thạc sỹ từ 10.000 người lên hơn 118.653 người (tăng 11,86 lần), số tiến sĩ tăng từ 12.691 người lên 24.667 người (tăng 1,94 lần).

Ngoài trí thức trong nước, có còn khoảng 400.000 trí thức Việt kiều (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) trên tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có nghịch lý nêu ra: lương Tiến sĩ 3 triệu, thuê ô sin 5 triệu/tháng...

Báo Đất Việt kể:

“GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, đã lấy chính câu chuyện của con gái mình để mở đầu câu chuyện về tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức.

GS Dũng kể rằng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Mỹ, con gái ông quyết định về nước làm việc trong viện nghiên cứu khoa học với mức lương khởi điểm trên dưới 3 triệu. Sau một thời gian dài công tác, mới đây, cô vui mừng thông báo với ông được tăng mức lương lên 3,9 triệu đồng.


“Mức lương như vậy làm sao đủ để sống tại Hà Nội? Thực tế là dù chỉ hưởng lương hơn 3 triệu nhưng hiện nay con gái tôi phải trả lương cho ô sin giúp việc nhà lên tới gần 5 triệu, chưa kể tiền ăn uống. Nhiều bạn cùng khóa với cháu đã ở lại nước ngoài làm việc để có mức thu nhập tương xứng. Thử hỏi với số tiền gần 4 triệu, làm sao đủ trang trải cho cuộc sống gia đình ở Hà Nội?”, GS Dũng đặt câu hỏi.”

Trong khi đó, báo VietTimes ghi nhận khía cạnh: Môi trường của trí thức vẫn bị “ô nhiễm” và thiếu thuận lợi...

Báo này ghi nhận về thang lương bổng. Bản tin viết:

“...lương khởi điểm cho người có trình độ đại học tại một viện nghiên cứu của Nhà nước chỉ trên 3 triệu đồng, trong khi lương cho một người giúp việc gia đình từ 3 đến 4,5 triệu đồng. Lương một giáo sư đại học cũng chỉ trên 5 triệu đồng. Do đó, theo ông Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho trí thức, trước hết phải cải cách tiền lương để trí thức có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.”

Còn trí thức Việt kiều về nước? Nếu có ai chưa về nước, thế nào cũng sẽ bị níu kéo về nước... Vì nhà nước ta sẽ tăng tốc Nghị quyết 36.

Báo Hà Nội Mới cho biết sẽ có cơ sở dữ liệu về trí thức kiều bào. Trong bản tin, ông Thứ Trưởng nói sẽ tập trung đẩy mạnh Nghị quyết 36, mập mờ dùng văn hóa Việt để nhuộm đỏ kiều bào.

Bản tin HNM viết hôm 21/8/2016:

“Trao đổi với báo chí về định hướng công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam khẳng định, phát huy nguồn lực của kiều bào, nhất là nguồn lực tri thức là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động nhằm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Thứ trưởng Vũ Hồng Nam, Bộ Ngoại giao đã tập hợp được danh sách hàng chục nghìn nhà khoa học của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chế tạo, quản lý kinh tế... Đây là nguồn lực rất đáng quý. Bộ Ngoại giao đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học của Việt Nam ở nước ngoài nhằm tận dụng tốt hơn nữa nguồn lực đáng quý này cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Một nhiệm vụ quan trọng đang đặt ra là làm tốt công tác truyền bá văn hóa Việt Nam tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tạo cho bà con kiều bào nền tảng để duy trì bản sắc văn hóa Việt. Bên cạnh đó, phải có giải pháp để bất kỳ người Việt Nam ở nước ngoài cũng sử dụng được tiếng Việt, bởi đây chính là sợi dây kết nối, là mạch nguồn nuôi dưỡng văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.”

Có cách nào vùng vẫy ra khỏi lưới NQ 36 chăng?

Trong nước không yên, ngoài nước là bẫy chông 36 mũi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.