Hôm nay,  

Lập Hội Để Xóa Nợ?

6/29/201600:00:00(View: 3764)
Có phải nhà nước Việt Nam đang suy tính kế hoạch soạn ra Luật Về Hội để quốc tế sẽ xóa bớt một vài khoản nợ, vì xem như VN đang trong tiến trình cải cách thể chế và cần quốc tế hỗ trợ?

Kế hoạch chấp nhận cải cách thể chế đã từng áp dụng thành công ở Miến Điện để được quốc tế xóa khoản nợ 6 tỷ USD, theo một bài viết của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Tuy nhiên, trường hợp Việt Nam có thể sẽ bước vào kịch bản cho Luật Lập Hội để từ từ cải cách thể chế, nhằm khỏi rơi vào phá sản nhờ quốc tế xóa nợ?

Nghi vấn này do nhà báo Phạm Chí Dũng nêu lên trong bài viết "Bế tắc nợ công và ẩn ý cuộc gặp Victoria Kwakwa - Kim Ngân" đăng trên mạng Bauxite VN và nhiều mạng khác.

Lý do nêu nghi vấn này, vì chuyên gia về nợ quốc tế từ Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã tới Việt Nam để họp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, chớ không họp gì với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, vì bà Ngân là người trách nhiệm soạn luật, nếu đúng rằng Luật Lập Hội sẽ được soạn ra.

Theo tin này, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, đã quen với hiện tình vay nợ - đảo nợ - chậm trả nợ của Việt Nam.

Người phụ nữ da đen này đã gặp hầu hết các chính khách cao cấp Việt Nam - từ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng - trong những năm qua, từ khi bà còn là giám đốc cơ quan WB tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay.

Nhà báo Phạm Chí Dũng ghi nhận rằng ngay sau chuyến công du Việt Nam khá ồn ào của Tổng thống Barack Obama, nữ phó chủ tịch Victoria Kwakwa có một chuyến thăm lặng lẽ hơn nhiều vào ngày 7/6/2016 để gặp một chính khách có vẻ không liên quan gì đến các khoản vay - đảo nợ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Có phải bà Kwakwa muốn bà Ngân mời ra tiệm bún chả Hà Nội? Không.

Bài của nhà báo Phạm Chí Dũng viết:

"..."Ngân hàng Thế giới giúp đỡ Việt Nam có một lộ trình cho việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (hay còn gọi là lộ trình "tốt nghiệp IDA"), để bảo vệ và phát huy các thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được" - có lẽ đây là thông tin đặc biệt nhất về đề xuất của bà Ngân với WB - được báo đảng tường thuật sau cuộc gặp trên.

Dù gì thì sự thật cũng có cơ hội để "xóa mù chữ": cách nào đó có thể hiểu rằng WB gặp Việt Nam để đòi nợ!

WB cũng là một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam...

...Riêng trong năm 2015, chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm phải trả nợ nước ngoài đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, con số trả nợ là 12 tỷ USD như kế hoạch vay trả nợ vừa được Thủ tướng Phúc phê duyệt. Nhưng nhiều người ngờ rằng số tiền phải trả nợ nước ngoài trong năm 2016 còn lớn hơn 12 tỷ USD..."


Nhà báo Phạm Chí Dũng dẫn lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh tính rằng nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.

Nhưng bài viết dẫn bản nghiênc ứu khác, nói có thể tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam bị phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Argentina bị vỡ nợ đến hai lần vào năm 2001 và năm 2014."

Nghĩa là, cơ nguy VN phá sản. Vậy thì, để khỏi phá sản, Hà Nội phải làm gì? Đẩy bà Kim Ngân ra giãn nợ? Hình như không phải thế.

Nhà báo Phạm Chí Dũng viết:

"...Vì sao đòi nợ Chủ tịch Ngân?

Có một câu hỏi cần mổ xẻ: vì sao bà Victoria Kwakwa không "đòi nợ" ở chỗ Thủ tướng Phúc mà lại là nơi Chủ tịch Ngân?

Câu trả lời có lẽ nằm ở động tác được coi là đáng ngạc nhiên của WB vào cuối năm 2015. Tháng Mười Hai năm ngoái, bà Victoria Kwakwa đã trao cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một bản khuyến nghị 7 điểm của WB, với khuyến nghị được xếp trên đầu là "Việt Nam cần sớm ban hành luật Lập hội". Có thể hiểu, đó là lần đầu tiên WB quyết định tham gia vào mặt trận nhân quyền của nhân dân Việt Nam!

Luật Lập hội lại thuộc nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Có thể hiểu là cùng với kế hoạch "cải cách luật" mà Việt Nam đã cam kết với Mỹ và phương Tây, việc ban hành luật Lập hội của Quốc hội trong thời gian tới là không thể né tránh.

Cũng có thể hiểu như trường hợp Myanmar giai đoạn 2011 - 2015: những kết quả cải cách nhân quyền và mở rộng dân chủ của quốc gia này là điều kiện quan trọng để các chủ nợ như Câu lạc bộ Paris, Pháp, Đức… xem xét cho hoãn trả nợ hoặc thậm chí xóa nợ cho Myanmar.

Cuối năm 2012, khi Tổng thống Obama lần đầu tiên đến thăm Myanmar, chính thể vừa thoát thai từ ách quân phiệt này đã được Câu lạc bộ Paris xóa cho món nợ lên đến 6 tỷ USD.

Còn Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì đây?"

Câu hỏi bây giờ là: Nhà nước Hà Nội sẽ chịu ra Luật Lập Hội? Để được xóa nợ như Miến Điện? Nếu Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm được bộ Luật Lập Hội hẳn nhiên là sẽ đi vào lịch sử VN vinh quang hơn rất nhiều quan chức khác, khi hầu hết quan chức chỉ làm cho VN ngập nợ và bà Ngân trở thành người giúp xóa nợ.

Chuyện xóa nợ này không chỉ là nợ tài chánh, mà Luật Lập Hội cũng là một cách xóa bớt nợ nhân quyền đối với đồng bào, nếu Trọng-Quang-Phúc-Ngân còn thấy có ai là đồng bào.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.