Hôm nay,  

Cá Chết, Người Chết

26/04/201600:00:00(Xem: 5679)

Sau nhiều ngày cá chết, bây giờ tới thợ lặn chết. Hiển nhiên là có vấn đề độc chất ở biển Vũng Áng...

Bản tin CafeF/Báo Giao Thông cho biết rằng vào thời điểm cá chết hàng loạt, một số thợ lặn khi lên bờ cảm thấy tức ngực, khó thở, thậm chí là người ngứa bất thường.

Khoảng 17h ngày hôm (24/4) anh Lê Văn Ngầy (SN 1970, quê ở Khánh Hòa), là công nhân của Công ty Nibelc (trụ sở đóng ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong. Anh Ngầy là thợ lặn dưới biển để thi công xây dựng đê chắn sóng cảng Sơn Dương, Formosa.

Trong khi đó, bản tin RFA nêu câu hỏi: Formosa phi tang chứng cứ?

Bản tin RFA hôm 25-4-2016 viết:

"Giám đốc đối ngoại của tập đoàn Formosa ông Chu Xuân Phàm chiều hôm qua có lời giải thích về lời phát ngôn đang làm cho dư luận trong nước giận dữ.

Câu nói "không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá" mà ông Chu trả lời với VTC14 đã gây phẫn nộ cho tất cả người dân trong nước.

Trả lời với vietnam.net, ông Chu nói rằng câu trả lời của ông là nhằm đáp lại câu hỏi của phóng viên về sản lượng tôm cá đánh bắt không nhiều và ngư dân không được quyền đánh bắt trong khu vực biển của Formosa. Vì như thế, sẽ ảnh hưởng đến an toàn cho người dân.

Ông cho biết thêm, khi Formosa được cấp giấy phép xây dựng nhà máy, thì người dân trong khu vực đã được hỗ trợ cho tái định cư và chuyển đổi nghề.

Xin được nhắc lại, tin tức trong nước những ngày qua chú ý đến đoạn đường ống dẫn nước thải dài khoảng 1,5 km chạy trực tiếp từ nhà máy thép hàng tỉ đô của Formosa tại Hà Tĩnh dẫn ra biển.

Theo nhiều nguồn tin cho hay, hàng tấn cá chết, trong đó có những loài quý hiếm sống ngoài khơi xa và ở những vùng sâu, dạt vào các bãi biển dọc miền, gây xôn xao dư luận toàn quốc và làm đảo lộn đời sống ngư dân địa phương.

Tập đoàn Formosa đã đáp lại những chỉ trích đó bằng cách lên tiếng cho rằng cộng đồng địa phương nên cân nhắc lựa chọn giữa đời sống ngư phủ hoặc các dự án đầu tư của nước ngoài vào khu vực này.

Cùng lúc đó, giám đốc trung tâm an toàn vệ sinh môi trường của công ty Formosa, ông Hoàng Dật Thuyên, cũng xác nhận về nghi vấn Formosa dùng hoá chất để tẩy rửa đường ống xả ra biển. Ông trả lời báo giới rằng số hoá chất mà công ty Formosa, Hà Tĩnh nhập về đã được Bộ Công thương cấp giấy phép. Và ngoài ra, Formosa còn dùng thêm hai loại hoá chất khác để tẩy rửa đường ống xả.

Cùng chiều hôm qua, Hội nghề cá Việt Nam tổ chức họp báo và cho biết nguồn lây nhiễm ở vùng biển Hà Tĩnh làm cá chết có thể đã bị phi tang.

Ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển thuỷ sản bền vững cho biết đã hơn 10 ngày từ khi diễn ra vụ cá chết hàng loạt, vì không tìm nguyên nhân ngay từ đầu, nên những độc tố gây ra ô nhiễm sẽ khó bị phát hiện.

Tuy nhiên, ông đề nghị để thời gian truy tìm nguyên nhân diễn ra nhanh chóng nên phân tích những loại hoá chất mà nhà máy Formosa đã sử dụng để rửa đường ống xả."(hết trích)

Thế là xóa xong dấu vết?

Cũng là một cú Mậu Thân 1968 đối với tôm cá (và mạng người) ở Miền Trung VN? Xóa dấu tích xong rồi, quan chức thở phào nhẹ nhỏm?

Trong khi đó, BBC hôm Thứ Hai kể chuyện cũ:

"...vào tháng 12/1998, tàu container Chang Shun từ Đài Loan đã vào cảng Sihanoukville và đem đến 2799 tấn chất thải.

Pich Sovann, moật công nhân khuân vác ở cảng đã chết ngày 16/12 chỉ vì tham gia đổ khối hàng xuống.

Theo moật điều tra của BBC News vào thời điểm đó, cái chết của người công nhân Campuchia và vụ làm nhiễm ñoậc đất cát và nước biển ngay tại moật khu nghỉ mát đã gây ra bạo ñoậng.

Bốn người Campichia nữa đã thieật mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương.

Sau đó có thêm moật người đàn ông nữa chết sau khi tìm kiếm đống rác có chất thải hãng Đài Loan đổ ra...

...Cuối cùng, chính quyền Campuchia, dưới sức ép của dư luaận đã kỷ luaật nhiều quan chức cảng của họ và đòi phía Đài Loan nhaận lại container chứa chất thải.

Đến tháng 4/1999, chừng 4000 tấn chất thải và cả đất nhiễm ñoậc đã bị gửi trả lại Đài Loan, theo BBC News hôm 2/04/1999."(ngưng trích)

Có phải quan chức Campuchia biết thương dân hơn quan chức VC?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.