Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

08/06/200400:00:00(Xem: 6734)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại một số tỉnh ở phiá Bắc của Miền Trung, hoạt động vận tải đường sông gặp nhiều nguy hiểm do địa hình hiểm trở trên thủy lộ. Tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh cực Bắc của Miền Trung, có khoảng trên 350 tàu vận tải với khoảng 1 ngàn hoạt động trên tuyến đường thuỷ Thanh Hoá - Quảng Ninh.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Sài Gòn, các ca sĩ thường không mặn mà hát hội chợ vì bản thân một số chương trình ca nhạc hàng đêm ở hội chợ thường thực hiện rất cẩu thả, làm cho có. Hệ thống âm thanh, ánh sáng là nỗi ám ảnh của nhiều ca sĩ, đặc biệt là với những ca sĩ chuyên... hát nhép vì rất dễ bị "bể". Một lý do khiến ca sĩ "né" hát hội chợ là bởi trong những đêm diễn hội chợ
Từ đầu năm 2004 đến nay, giá vàng trong nước biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Tình trạng giá vàng tăng giảm đột ngột đã làm xáo trộn kế mưu sinh của những người lấy vàng làm quy chuẩn giao dịch, đồng thời cũng tạo ra những thương vụ lời đậm hay lỗ nặng của các công ty, cửa hàng kinh doanh vàng. Đã có những kẻ khóc, người cười vì giá vàng tăng giảm bất thường.
Ngày 2/6/2004, trên toàn VN, hơn 750 ngàn học sinh lớp 12 đã dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông Trung học (Tú tài). Trước ngày thi, rất nhiều học sinh đã đến các chùa khẩn cầu thi cử gặp mọi điều hanh thông. Tại Hà Nội, ngoài việc đi chùa, nhiều thí sinh đến Văn Miếu sờ bia Tiến sĩ để mong đậu Tú Tài. Báo Tiền Phong ghi nhận hiện trạng này như sau.
Giải Vô địch túc cầu châu Aâu (Euro) lần thứ 12 sẽ khai diễn tại Bồ Đào Nha vào ngày 12 tháng 6/2004 và kéo dài đến đầu tháng 7/2004. Tại Sài Gòn, từ cuối tháng 5 vưà qua, các quán cà phê đã "lập kế hoạch" đón khách trong suốt giải Euro. Ngoài việc ưu tiên hàng đầu là trang bị màn hình siêu phẳng, siêu lớn thì các quán cà phê t đầu dán thông báo tuyển nhân viên, mua thêm bàn ghế, ly tách và sửa chữa lại quán xá để chuẩn bị làm ăn mùa Euro.
Trong ngày 26-5 vừa qua, một phần diện tích ở bán đảo Thanh Đa,, phường 27, quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn đã bị nhấn chìm trong nước. Phần đất bị nhấn chìm rộng hơn 300 mét vuông này là khu vực đã được dùng bao cát gia cố chống sạt lở. Đây là lần sạt lở lớn thứ 3 tại khu đất này". Hiện nay, tại bán đảo Bình Quới-Thanh Đa có 126 gia đình cư ngụ ở 10 khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Một cô giáo dạy tại 1 trường tiểu học của 1 xã mà cư dân là người sắc tộc thiểu số, suốt 4 năm liền, ngày ngày cõng 1 cô học bị bại liệt đến trường trên lộ trình hiểm trở với 4 cây số đường. Điều đáng nói là hoàn cảnh sinh sống cô giáo này cũng không khá hơn gia đình học sinh.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, dọc theo sông Cái Lớn, sông Đốc... hay những kênh rạch chia cắt những khu đất thành ốc đảo, nơi đâu cũng thấy rác. Thậm chí có nơi chỉ là rừng cây ngập mặn nhưng cũng có rác. Người dân ở nơi này ngày ngày vẫn thả xuống những dòng nước hàng trăm thứ rác mỗi ngày. Nhà nhà thi nhau đổ rác xuống dòng nước.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 27 tháng 5 vưà qua, tại Sài Gòn đã diễn ra buổi tọa đàm về hiện trạng nhạc nhái. Có đến gần 40 nhà báo tham gia và khoảng 20 nhạc sĩ có mặt (đa số là nhạc sĩ không còn trẻ nữa), hoàn toàn không có đại diện Sở Văn hóa Thông tin CSVN Sài Gòn. Trong phần phát biểu ý kiến, một số nhạc sĩ đã báo động về thực trạng âm nhạc trong nước và phong trào nhạc nhái đang lan rộng. Báo TT ghi nhận như sau.
Câu chuyện trong lá thư này do 1 nữ cộng tác viên báo Tuổi Trẻ kể lại khi chứng kiến cảnh hai sinh viên chia nhau 1 khúc bánh mì , cả hai đều nghèo, và một trong hai sinh viên không còn tiền để ăn sáng, dù chỉ là 1 ổ bánh mì. Báo TT ghi lại câu chuyện này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.