Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

08/06/200400:00:00(Xem: 6779)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm
Họ là những cư dân đang tạm cư tại Sài Gòn, không có giấy tờ tùy thân, không có sổ gia đình (trong nước gọi là "hộ khẩu"). Và mặc nhiên, khi lập gia đình, họ lại sinh ra một thế hệ tiếp tục đứng bên lề xã hội, sống một cuộc đời không tên. Báo SGGP ghi nhận về tình cảnh này như sau.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị san lấp, lấn chiếm lung tung. Các cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, phát giác vi phạm thì nhiều nhưng xử lý được rất ít. Một số sông rạch đã và đang bị "xoá tên". Báo Người Lao Động trình bày về hiện trạng này như sau.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông dành cho học sinh lớp 12 (tú tài) tại VN đã kết thúc vào thượng tuần tháng 6/2004. Đánh giá về trình độ thí sinh, nhiều giám khảo về môn Văn và Ngoại ngữ nhận xét rằng có nhiều học sinh quá kém. Riêng về môn Văn, các giáo viên chấm thi đã phải than rằng "văn chương của các cô tu,ù cậu tú khiếp quá, đọc lại mà cười, suy ngẫm mà rơi nước mắt.
Trong suốt 3 tuần qua, nhiều cửa hàng cầm đồ trên địa bàn Sài Gòn đã đóng cửa rất muộn. Khách hàng của các cửa hàng này là dân thua cá độ các trận túc cầu Euro, từ vòng loại, tứ kết, bán kết. Tại một số quận, có cả khu phố cầm đồ với hàng loạt cửa hàng hoạt động hết "công suất" để cung ứng kịp thời số tiền vay nóng của khách thuộc nhiều thành phần
Nơi đây không phải là trẻ em nghèo kiếm sống kiểu như bán vé số, bán dạo, hay phụ việc quán ăn, xưởng dệt, lò bánh, như VB đã từng đề cập qua các lá thư trước. Đây là chuyện của các em sinh ra trong các gia đình khá giả, đã biết kiếm tiền bằng những việc làm mà phụ huynh không thể ngờ đến. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lại một số trường hợp như sau.
Sài Gòn có nhiều vùng sông nước giáp ranh với các tỉnh. Do nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận tăng cao, cát trở thành mặt hàng "nóng". Tận dụng cơ hội này, "sa tặc" nhảy vào khai thác , nạo vét tận thu cát lòng sông. Tình trạng này đã dẫn đến các vụ sạt lở đất dọc theo bờ sông.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ven quốc lộ 1 A, có 1 trường đá gà liên tỉnh. Tụ điểm cờ bạc này cách thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong 6-7 km ngay cạnh mỏ đá Phong Phú. Nơi đây thu hút dân chơi gà độ từ nhiều tỉnh kéo về. Tụ điểm cờ bạc này diễn ra hơn 1 năm nay, dân chơi quen gọi trường gà này là Phan Rí vì ông chủ tên Thuận
Những phụ nữ được nhắc đến trong lá thư này là nhưnõg người làm nghề đập đá, nung vôi, suốt ngày lam lũ kiếm sống ở các mỏ đá thuộc khu vực núi Cấm, núi Dài ở An Giang hoặc khu vực Hòn Đất-Kiên Giang. Nhiều người chưa có gia đình, không có đất đai canh tác .Báo Người Lao Động ghi nhận về tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.
Quán cóc có ảnh hưởng lớn trong đời sống ẩm thực và trở thành một nét văn hoá sinh hoạt bình dân của người Việt. Tự thuở có ông vua si tình đi tìm cô Tấm đã có quán cóc, đã có bà già têm trầu cánh phượng. Rồi phiêu dạt qua miền thời gian Trung đại với hình ảnh những cụ đồ Nho ngồi luận chữ nghĩa "Thiên- Địa- Nhân hợp nhất" trên những chõng tre quán cóc chè xanh đầu ngõ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.