Hôm nay,  

“ngựa Chứng” Ở Làng

6/8/200400:00:00(View: 6732)
Bạn,
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như: đe doạ, trấn lột, sẵn sàng dùng dao, dùng gậy để giải quyết những mâu thuẫn đơn giản nhất. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Có một bộ phận thanh thiếu niên ở các xã thuộc các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc... không công ăn việc làm ổn định. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương này tương đối thấp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là do nhiều thanh niên ở các xã này có thân nhân sống ở nước ngoài. Họ sinh sống bằng sự trợ cấp của người thân từ nước ngoài nên không chịu kiếm công ăn việc làm tử tế. Đơn cử như xã Phong Hải (Phong Điền) làng An Bằng (xã Vinh An - Phú Vang), xã Phú Thuận (Phú Vang)... có đến hơn 90 dân số sống bằng nguồn trợ cấp từ người thân nước ngoài kể cả thanh niên. Ngoài một số thanh niên cầu tiến chăm lo học tập, tu chí làm ăn thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên ỷ lại vào điều đó. Những thanh niên này suốt ngày có mặt ở quán cà phê, quán nhậu, quán bida. Đêm đến lại sa đà vào chiếu bạc.

Một lần đi công tác về các xã vùng biển của huyện Phú Vang, phóng viên đã chứng kiến nhiều sự kiện thuật khó tin. Đầu tiên là tại một quán nước nhỏ ở làng An Bằng (Vinh An) một tốp học sinh mang bảng tên trường trung học cơ sở An Bằng đầu tóc nhuộm đỏ, nhuộm vàng thản nhiên vào quán gọi rượu rồi ngồi nhậu một cách thành thạo. Ngồi ở bàn bên, phóng viên vô cùng kinh ngạc khi nghe các HS này gọi tên các thầy cô của mình bằng thằng này, con nọ... Các lưu linh này còn bàn nhau sẽ có hành động trả đũa các thầy cô hay nghiêm khắc với mình. Tại xã Vinh Thanh, phóng viên được nghe các phụ huynh phàn nàn về tình trạng con em họ thường bị đe doạ, chặn đường khi về các em về học ở trường phổ thông trung học Vinh Lộc. Cứ tưởng rằng do học sinh đi học khác huyện mới bị như vậy, nào ngờ phóng viên chứng kiến một nhóm thanh niên (có cả học sinh) lận dao đứng chờ ở giáp ranh giữa xã Vinh Thanh và Vinh Xuân. đối thủ của nhóm này không ai khác là những học sinh của trường Vinh Xuân. May mà nhờ có bạn bè thông báo nên nhóm học sinh kia đã tránh đi, còn tốp thanh niên này cũng được người lớn khuyên bảo nên giải tán.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Cách đây không lâu, một số thanh niên trong đó có cả sinh viên chỉ vì say rượu mà dẫn đến việc giết người tại xã Phú An (Phú Vang). Rồi một số học sinh ở huyện Quảng Điền vì xích mích đã dùng dao để giải quyết vấn đề và kết quả là dẫn đến cái chết thương tâm cho một em học sinh. Phóng viên còn nhớ trong một lần lên công tác ở xã vùng cao Bình Điền (Hương Trà) phóng viên đã nghe được rất nhiều người phẫn uẫn vì cái chết thương tâm của em học sinh lớp 11. Nguyên nhân là do chỉ vì hiểu lầm mà ba thanh niên đã dùng cơ bi da đánh chết em... Và còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả đau lòng khác mà nguyên nhân là do những "ngựa chứng ở làng" gây ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Đà Lạt, chuyện cá độ túc cầu đã trở thành chuyện hàng ngày, và trò cờ bạc này diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên. Phóng viên báo TN viết như sau.
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại 1 xã nghèo ở tỉnh Hà Nam. Đó là xã Tiên Phong thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 2003, tỷ lệ gia đình nghèo chiếm 21% dân số. Người dân nơi đây từ ngàn xưa sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nghề trồng dâu nuôi tằm. Vài ba năm trở lại đây, lợi dụng sông Châu Giang rộng lớn bao bọc
Tại miền Tây,sau dịch cúm gà, nhiều gia đình nông dân gần như sạt nghiệp. Vì vậy, ai cũng trông chờ chính quyền CSVN địa phương công bố hết dịch để gầy dựng lại đàn gà càng sớm càng tốt. Nhưng rồi nhiều người đã ngao ngán vì đụng... bức tường thủ tục quá rắc rối, nhiêu khê với những kiểu hành dân đến bần cùng của các cơ quan chức năng.
Tại VN, một dạo dư luận rộ lên chuyện trẻ con hát nhạc người lớn hay nói nôm na là các "thần đồng" ca nhạc hát "tình ca". Hiện tượng trên trở nên bộc phát khắp nơi từ khi các CD, VCD bán nhan nhản ở mọi hang cùng ngõ hẻm với những "danh ca" Bé Châu, Duy Phước... Độc chiêu nhất là hàng loạt "lò" luyện để trở thành "thần đồng" ca nhạc ra đời.
Trong và ngoài hàng rào trên dưới 90 khu công nghiệp và khu chế xuất cả VN, công nhân vẫn lầm lũi làm việc, vẫn tích cóp từng đồng bạc lẻ mong đổi đời. Lao động cực nhọc suốt ngày ở nhà máy, họ còn chịu nhiềukhốn khổ về chuyện ăn ở như ghi nhận của báo SGGP qua đoạn ký sự như sau.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những người dân nghèo ở Cần Giờ, huyện ngoại thành của Thành phố Sài Gòn. Cuộc đời họ, quanh năm suốt tháng chỉ biết có nghêu và biển. Bất kể là trời mưa hay nắng, lúc đêm hôm hoặc giữa trưa nắng gắt, chỉ cần đợi thủy triều rút, biển cạn là họ đến với biển, đến với nghêu. Báo SGGP viết về những người sống theo con nước qua đoạn ký sự như sau.
Cắt tóc, gội đầu đã thành nghề mưu sinh của nhiều cô, đặc biệt với những cô gái trẻ ở chốn quê. Đa số họ là những cô gái, thi đại học không đỗ hoặc chỉ học đến hết cấp tiểu học, trung học cơ sở (lớp 9) rồi bỏ dở giữa chừng. Không nghề nghiệp, nghe theo lời bạn bè, họ tìm đến những tiệm tóc ở thành phố để học nghề làm đầu với chi phí tối thiểu là 2 triệu đồng/khoá học.
Quán cà phê được nhắc đến trong lá thư này là 1 quán rất đặc biệt. Chủ nhân là 1 cô gái Nhật hoạt động thiện nguyện. Nhân viên phục vụ ở đây đều là những người chậm phát triển, khuyết tật. Họ khoác áo trắng thêu hoa anh đào và đón khách trong tiếng chuông rung reng... Báo Tuổi Trẻ viết về quán này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cách nay khoảng 15 năm, các chương trình ca nhạc, từ sân khấu tụ điểm, nhà văn hóa đến các đoàn hát, truyền thanh, truyền hình... bỗng nhiên xôm tụ với sự xuất hiện nhiều sáng tác mới của một dàn các nhạc sĩ mới, kéo theo sự xuất hiện của một dàn nghệ sĩ mới, dần dần, trên thị trường âm nhạc có quá nhiều ca khúc tình yêu mà báo quốc nội cho rằng đó là nhạc não tình, nội dung luôn rên rỉ.
Xăm mình đang trở thành "mốt" của nhiều giới trẻ trong nước. Người đi xăm có cả nam, cả nữ. Chỉ cần vài trăm ngàn, những con rồng, sư tử, bông hoa hồng... sẽ qua bàn tay thợ xăm "ngự" lên ngực, lên vai khách. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về các lò xăm mình tại Hà Nội qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.