Hôm nay,  

Gạo Nấu Thành Cơm Đỏ

4/14/201600:00:00(View: 5690)

Đủ thứ chuyện lạ, bây giờ ăn gì cũng sợ...

Chuyện gạo nấu thành cơm, đổi sang màu đỏ... đang gây lo ngại.

Báo Tuổi Trẻ hôm 13-4-2016 kể chuyện “Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện gạo nấu thành cơm “đỏ, hồng”...”

Bản tin ghi rằng vào chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng gạo đến trụ sở để cùng nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, P.3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng. Ngay lập tức bà H. đã đến trình báo với cơ quan công an.

Bà này cho hay, số gạo nấu thành cơm bị đổi màu được bà mua tại một tiệm bán gạo trên địa bàn Vũng Tàu. Giá gạo bà mua là 19.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với chủ cửa hàng và niêm phong gần 500 kg gạo nghi cùng chủng loại bán cho bà H, trong đó cơ quan công an đưa về trụ sở khoảng 10 kg gạo.

Đến chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng này đến trụ sở để cùng mở niêm phong, lấy gạo ra để nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Bản tin TT ghi rằng chứng kiến việc nấu cơm “thực nghiệm” còn có ngành y tế TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên theo chủ cửa hàng trình báo với công an, trước khi công an thực nghiệm, họ đã dùng gạo trên để nấu cơm và để hai ngày nhưng chưa thấy xảy ra hiện tượng chuyển sang màu hồng.

Ngoài ra, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như trên.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gạo của gia đình anh D. ở thị trấn Ngãi Giao để kiểm nghiệm.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi thêm:

“Trước đó, ngày 8-4, anh D. mang cơm màu hồng đến trình báo với chính quyền địa phương rằng mình mua 10 kg gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn nhưng do ăn không hết, nên cất vào tủ lạnh.

Ba ngày sau, anh D. cho người thân số cơm thừa trong tủ lạnh đem về cho gà ăn thì cơm chuyển sang màu hồng.”

Trong khi đó, bản tin VietQ theo tin từ báo Thanh Niên, ghi lời bà Trần Thị H. rằng vào giữa tháng 3/2016, bà đã mua 10 kg gạo nở xốp ở một đại lý gạo trên địa bàn TP.Vũng Tàu ăn hết. Sau đó cuối tháng 3.2016, bà mua thêm 10 kg loại gạo này nữa. “Ngày 9/4, tôi nấu cơm nhưng sau đó cả nhà không ăn mà đi ăn tiệc. Đến chủ nhật (10/4) gia đình có tiệc nên cũng không ai ăn cơm. Sau đó, tôi có lấy cơm trong nồi đổ ra tô rồi mang lồng bàn ụp lại".

"Sáng 11/4, con dâu tôi thấy có vài hạt cơm màu hồng nên hỏi tôi sao mà cơm chuyển màu. Tôi nghĩ con dâu hay uống nước Sting dâu có màu hồng dính vào cơm nên không để ý. Đến gần trưa, tôi mở lồng bàn ra thì thấy toàn bộ cơm trong tô chuyển sang màu hồng” bà H. kể lại.

Bản tin VietQ ghi lời Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan (giảng viên Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP SG) cho biết thông thường, cơm khi để ra môi trường ngoài cũng thay đổi màu, khi bị ôi thiu thì chuyển sang màu vàng nhạt, có nấm mốc.

Mặt khác, báo Thanh Niên ghi nhận:

“Trong một vụ việc khác có liên quan, chiều 13.4, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã lấy mẫu gạo của anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) gửi đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả.

Trước đó, ngày 8.4 anh Dũng mang bịch ni lông có chứa cơm màu hồng bên trong đến thị trấn Ngãi Giao trình báo.

Sau đó thị trấn Ngãi Giao báo cho UBND huyện Châu Đức để đề nghị Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuống lấy mẫu. Anh Dũng cho biết đã mua bao gạo 10kg tại một đại lý bán gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn.

Do ăn không hết, anh Dũng bỏ cơm vào tủ lạnh, hơn 3 ngày sau anh Dũng gọi người thân đến lấy cho gà ăn.

Người thân anh Dũng mang về nhà để thêm một ngày nữa thì phát hiện cơm chuyển sang màu hồng nên trình báo cơ quan chức năng.

Theo anh Dũng, gạo anh mua trên đầu bao bì có ghi dòng chữ “gạo đặc sản Hương Lài chất lượng đặc biệt, hương thơm bát ngát” và đóng mộc tròn với dòng chữ “gạo sạch, đạt tiêu chuẩn cao” nhưng không ghi xuất xứ, nơi bán.”

Quả là thời mạt pháp vậy.

Cũng lo chớ... nhưng biết sao bây giờ. Nhìn đâu cũng thấy đọc chất. Thịt, rau, trái cây, bây giờ tới gạo...

Bởi vậy, dân mình rủ nhau chết non cũng hiểu được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.