Hôm nay,  

Gạo Nấu Thành Cơm Đỏ

4/14/201600:00:00(View: 5688)

Đủ thứ chuyện lạ, bây giờ ăn gì cũng sợ...

Chuyện gạo nấu thành cơm, đổi sang màu đỏ... đang gây lo ngại.

Báo Tuổi Trẻ hôm 13-4-2016 kể chuyện “Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện gạo nấu thành cơm “đỏ, hồng”...”

Bản tin ghi rằng vào chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng gạo đến trụ sở để cùng nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, P.3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng. Ngay lập tức bà H. đã đến trình báo với cơ quan công an.

Bà này cho hay, số gạo nấu thành cơm bị đổi màu được bà mua tại một tiệm bán gạo trên địa bàn Vũng Tàu. Giá gạo bà mua là 19.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với chủ cửa hàng và niêm phong gần 500 kg gạo nghi cùng chủng loại bán cho bà H, trong đó cơ quan công an đưa về trụ sở khoảng 10 kg gạo.

Đến chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng này đến trụ sở để cùng mở niêm phong, lấy gạo ra để nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Bản tin TT ghi rằng chứng kiến việc nấu cơm “thực nghiệm” còn có ngành y tế TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên theo chủ cửa hàng trình báo với công an, trước khi công an thực nghiệm, họ đã dùng gạo trên để nấu cơm và để hai ngày nhưng chưa thấy xảy ra hiện tượng chuyển sang màu hồng.

Ngoài ra, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như trên.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gạo của gia đình anh D. ở thị trấn Ngãi Giao để kiểm nghiệm.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi thêm:

“Trước đó, ngày 8-4, anh D. mang cơm màu hồng đến trình báo với chính quyền địa phương rằng mình mua 10 kg gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn nhưng do ăn không hết, nên cất vào tủ lạnh.

Ba ngày sau, anh D. cho người thân số cơm thừa trong tủ lạnh đem về cho gà ăn thì cơm chuyển sang màu hồng.”

Trong khi đó, bản tin VietQ theo tin từ báo Thanh Niên, ghi lời bà Trần Thị H. rằng vào giữa tháng 3/2016, bà đã mua 10 kg gạo nở xốp ở một đại lý gạo trên địa bàn TP.Vũng Tàu ăn hết. Sau đó cuối tháng 3.2016, bà mua thêm 10 kg loại gạo này nữa. “Ngày 9/4, tôi nấu cơm nhưng sau đó cả nhà không ăn mà đi ăn tiệc. Đến chủ nhật (10/4) gia đình có tiệc nên cũng không ai ăn cơm. Sau đó, tôi có lấy cơm trong nồi đổ ra tô rồi mang lồng bàn ụp lại".

"Sáng 11/4, con dâu tôi thấy có vài hạt cơm màu hồng nên hỏi tôi sao mà cơm chuyển màu. Tôi nghĩ con dâu hay uống nước Sting dâu có màu hồng dính vào cơm nên không để ý. Đến gần trưa, tôi mở lồng bàn ra thì thấy toàn bộ cơm trong tô chuyển sang màu hồng” bà H. kể lại.

Bản tin VietQ ghi lời Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan (giảng viên Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP SG) cho biết thông thường, cơm khi để ra môi trường ngoài cũng thay đổi màu, khi bị ôi thiu thì chuyển sang màu vàng nhạt, có nấm mốc.

Mặt khác, báo Thanh Niên ghi nhận:

“Trong một vụ việc khác có liên quan, chiều 13.4, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã lấy mẫu gạo của anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) gửi đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả.

Trước đó, ngày 8.4 anh Dũng mang bịch ni lông có chứa cơm màu hồng bên trong đến thị trấn Ngãi Giao trình báo.

Sau đó thị trấn Ngãi Giao báo cho UBND huyện Châu Đức để đề nghị Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuống lấy mẫu. Anh Dũng cho biết đã mua bao gạo 10kg tại một đại lý bán gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn.

Do ăn không hết, anh Dũng bỏ cơm vào tủ lạnh, hơn 3 ngày sau anh Dũng gọi người thân đến lấy cho gà ăn.

Người thân anh Dũng mang về nhà để thêm một ngày nữa thì phát hiện cơm chuyển sang màu hồng nên trình báo cơ quan chức năng.

Theo anh Dũng, gạo anh mua trên đầu bao bì có ghi dòng chữ “gạo đặc sản Hương Lài chất lượng đặc biệt, hương thơm bát ngát” và đóng mộc tròn với dòng chữ “gạo sạch, đạt tiêu chuẩn cao” nhưng không ghi xuất xứ, nơi bán.”

Quả là thời mạt pháp vậy.

Cũng lo chớ... nhưng biết sao bây giờ. Nhìn đâu cũng thấy đọc chất. Thịt, rau, trái cây, bây giờ tới gạo...

Bởi vậy, dân mình rủ nhau chết non cũng hiểu được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.