Hôm nay,  

Gạo Nấu Thành Cơm Đỏ

14/04/201600:00:00(Xem: 5604)

Đủ thứ chuyện lạ, bây giờ ăn gì cũng sợ...

Chuyện gạo nấu thành cơm, đổi sang màu đỏ... đang gây lo ngại.

Báo Tuổi Trẻ hôm 13-4-2016 kể chuyện “Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện gạo nấu thành cơm “đỏ, hồng”...”

Bản tin ghi rằng vào chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng gạo đến trụ sở để cùng nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, P.3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng. Ngay lập tức bà H. đã đến trình báo với cơ quan công an.

Bà này cho hay, số gạo nấu thành cơm bị đổi màu được bà mua tại một tiệm bán gạo trên địa bàn Vũng Tàu. Giá gạo bà mua là 19.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với chủ cửa hàng và niêm phong gần 500 kg gạo nghi cùng chủng loại bán cho bà H, trong đó cơ quan công an đưa về trụ sở khoảng 10 kg gạo.

Đến chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng này đến trụ sở để cùng mở niêm phong, lấy gạo ra để nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Bản tin TT ghi rằng chứng kiến việc nấu cơm “thực nghiệm” còn có ngành y tế TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên theo chủ cửa hàng trình báo với công an, trước khi công an thực nghiệm, họ đã dùng gạo trên để nấu cơm và để hai ngày nhưng chưa thấy xảy ra hiện tượng chuyển sang màu hồng.

Ngoài ra, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như trên.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gạo của gia đình anh D. ở thị trấn Ngãi Giao để kiểm nghiệm.

Bản tin Tuổi Trẻ ghi thêm:

“Trước đó, ngày 8-4, anh D. mang cơm màu hồng đến trình báo với chính quyền địa phương rằng mình mua 10 kg gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn nhưng do ăn không hết, nên cất vào tủ lạnh.

Ba ngày sau, anh D. cho người thân số cơm thừa trong tủ lạnh đem về cho gà ăn thì cơm chuyển sang màu hồng.”

Trong khi đó, bản tin VietQ theo tin từ báo Thanh Niên, ghi lời bà Trần Thị H. rằng vào giữa tháng 3/2016, bà đã mua 10 kg gạo nở xốp ở một đại lý gạo trên địa bàn TP.Vũng Tàu ăn hết. Sau đó cuối tháng 3.2016, bà mua thêm 10 kg loại gạo này nữa. “Ngày 9/4, tôi nấu cơm nhưng sau đó cả nhà không ăn mà đi ăn tiệc. Đến chủ nhật (10/4) gia đình có tiệc nên cũng không ai ăn cơm. Sau đó, tôi có lấy cơm trong nồi đổ ra tô rồi mang lồng bàn ụp lại".

"Sáng 11/4, con dâu tôi thấy có vài hạt cơm màu hồng nên hỏi tôi sao mà cơm chuyển màu. Tôi nghĩ con dâu hay uống nước Sting dâu có màu hồng dính vào cơm nên không để ý. Đến gần trưa, tôi mở lồng bàn ra thì thấy toàn bộ cơm trong tô chuyển sang màu hồng” bà H. kể lại.

Bản tin VietQ ghi lời Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan (giảng viên Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP SG) cho biết thông thường, cơm khi để ra môi trường ngoài cũng thay đổi màu, khi bị ôi thiu thì chuyển sang màu vàng nhạt, có nấm mốc.

Mặt khác, báo Thanh Niên ghi nhận:

“Trong một vụ việc khác có liên quan, chiều 13.4, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã lấy mẫu gạo của anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) gửi đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả.

Trước đó, ngày 8.4 anh Dũng mang bịch ni lông có chứa cơm màu hồng bên trong đến thị trấn Ngãi Giao trình báo.

Sau đó thị trấn Ngãi Giao báo cho UBND huyện Châu Đức để đề nghị Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuống lấy mẫu. Anh Dũng cho biết đã mua bao gạo 10kg tại một đại lý bán gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn.

Do ăn không hết, anh Dũng bỏ cơm vào tủ lạnh, hơn 3 ngày sau anh Dũng gọi người thân đến lấy cho gà ăn.

Người thân anh Dũng mang về nhà để thêm một ngày nữa thì phát hiện cơm chuyển sang màu hồng nên trình báo cơ quan chức năng.

Theo anh Dũng, gạo anh mua trên đầu bao bì có ghi dòng chữ “gạo đặc sản Hương Lài chất lượng đặc biệt, hương thơm bát ngát” và đóng mộc tròn với dòng chữ “gạo sạch, đạt tiêu chuẩn cao” nhưng không ghi xuất xứ, nơi bán.”

Quả là thời mạt pháp vậy.

Cũng lo chớ... nhưng biết sao bây giờ. Nhìn đâu cũng thấy đọc chất. Thịt, rau, trái cây, bây giờ tới gạo...

Bởi vậy, dân mình rủ nhau chết non cũng hiểu được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.