Hôm nay,  

Lừa Đảo Xuyên Quốc Gia

22/09/199900:00:00(Xem: 5736)
Bạn,
Theo báo trong nước, từ năm 1993 đến nay đã có tới hàng trăm vụ án do các tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia lường gạt các doanh nghiệp Việt Nam, gây thiệt hại cho các công ty nội địa hàng trăm tỷ đồng Việt Nam, hàng chục triệu đô. Một số công ty bị phá sản vì đã trút hết tiền vào các hợp đồng liên doanh trong khi không biết rõ gốc gác của đối tác. Phân tích về thành phần lừa đảo, Interpol VN cho biết phần lớn đều là các công ty nhỏ, công ty “ma” nước ngoài ở khu vực Tây Âu, Canada và phía Nam của Hoa Lục, hầu hết đều thông qua tầng lớp trung gian là công ty bạn hàng khác, còn các công ty Việt Nam bị lừa thường là công ty của các tỉnh. Quá trình của các phi vụ lừa đảo này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:

Thủ đoạn lừa đảo của các công ty nước ngoài rất đa dạng, trong thương thuyết họ thường tự giới thiệu là những công ty lớn, làm ăn nghiêm chỉnh và mời các quan chức của ngành, của địa phương đến dự để gây uy tín và ảo tưởng cho phía đối tác. Họ có thể nâng giá mua sản phẩm cao hơn giá thị trường khiến cho nhiều công ty Việt Nam vội vàng tiếp xúc. Để ký hợp đồng, họ thường mời đại diện của công ty Việt Nam ra nước ngoài vừa tham quan, vừa thảo luận, ký hợp đồng để lừa đảo. Rồi dùng phương pháp trả chậm từ 30 ngày đến 90 ngày để chiếm đoạt hàng hóa, trả bằng tín phiếu ngân hàng giả hoặc số tiết kiệm không còn giá trị. Một công ty xuất nhập khẩu ở Tiền Giang bán 16 ngàn tấn gạo cho 1 công ty của Rumani theo hình thức trả chậm, đã bị lừa mất 4 triệu đô. Đây là một công ty “ma” do một cá nhân dựng nên. Sau khi bán hết gạo, đối tượng lừa đảo này đã bỏ trốn. Interpol đã có lệnh truy nã nhưng chưa bắt được. Một công ty của tỉnh An Giang xuất khẩu gạo bị đối tác nước ngoài lừa mất hơn 200 ngàn đô theo kiểu phải đặt trước tiền đặt cọc qua một ngân hàng, rồi mới được mời sang ký hợp đồng ở một nước thứ ba. Đối tác nước ngoài biết vị giám đốc này sẽ không mang theo khuôn dấu của công ty sang đó, nên khi ký hợp đồng chỉ có chữ ký của vị giám đốc chứ không có con dấu của công ty Việt Nam (trong khi đối tác nước ngoài có cả chữ ký và khuôn dấu). Sau đó, đối tác nước ngoài đã trình với tòa án Kinh tế của nước thứ ba về việc doanh nghiệp Việt Nam không ký hợp đồng, vì hợp đồng ký không có giá trị vì chỉ có chữ ký mà không có khuôn dấu, do vậy số tiền đặt cọc của doanh nghiệp Việt Nam coi như tiền thế chấp khi vi phạm hợp đồng và phía đối tác có quyền sử dụng. Với thủ thuật ma giáo tương tự, doanh nghiệp nước ngoài nói trên đã lừa đảo tới 24 công ty của nhiều nước trên thế giới mà công ty Việt Nam là nạn nhân thứ 23. Nhưng đến vụ lừa đảo một công ty của Đức (phi vụ thứ 24) thì doanh nghiệp bịp bợm này bị cảnh sát Anh tóm gáy. Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng đã tìm thấy tài liệu của doanh nghiệp Việt Nam bị vứt trong 1 ga-ra. Qua kênh Interpol, chúng ta đã có đủ bằng chứng, tài liệu làm rõ việc một công ty xuất khẩu Việt Nam là nạn nhân của đường dây lừa đảo quốc tế nói trên. Công ty của VN sang làm nhân chứng trong vụ án xét xử đối tác bịp bợm này tại một tòa án nước ngoài.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hiện nay có nhiều công ty xuất nhập khẩu các tỉnh của VN có quan hệ kinh doanh với các công ty Hoa Lục. Dù chính quyền CSVN chỉ cho phép buôn bán tiểu ngạch, nhưng các công ty của nước “anh em Trung Quốc” này đã thiết lập đường dây buôn bán tận Sài Gòn và trong thời gian qua đã lừa đảo nhiều công ty nội địa những vố đau điếng, khiến cho đối tác phía Việt Nam mất trắng hàng chục tỉ đồng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.