Hôm nay,  

Dân Ta Hại Dân Mình

3/24/201600:00:00(View: 5459)

Thức ăn bây giờ nhìn đâu cũng thấy hóa chất...

Trong khi báo Tuổi Trẻ kể chuyện một nhiếp ảnh gia ghi được hình ảnh ngư dân nhuộm hóa chất cho ruốc ở Phú Yên, báo Đời Sống & Pháp Luật phải hướng dẫn dân chúng cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín bằng hóa chất, bản tin VOV/VnExpress lại nói về cách rửa hóa chất còn dính trên 10 loại rau quả...

Báo Tuổi Trẻ hôm 23-3-2016 kể rằng những bức ảnh “bắt quả tang” ngư dân đang nhuộm hóa chất cho con ruốc ngay tại bãi biển của một người chơi nhiếp ảnh trong ngày 23-3 được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Người chụp được các ảnh này là chị Lê My: Lê My là một người chơi nhiếp ảnh quê ở Phú Yên. Chị cũng tổ chức nhiều chuyến đưa bạn bè nhiếp ảnh gia về quê mình săn ảnh.

Ngày 23-3, Lê My đưa lên trang cá nhân loạt ảnh chuyến về quê mới nhất chị chụp cảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đang nhuộm hóa chất cho các giỏ ruốc ngay trên bãi biển.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời nhiếp ảnh gia Lê My:

“Tháng 3-2013 chúng tôi 10 tay máy đi thuyền từ Gành Đá Dĩa ra tới Vịnh Xuân Đài, địa phận Sông Cầu. Trên đường đi có ghé vào bãi biển này chụp ảnh đời thường và nghỉ ngơi. Người dân ở đây vui vẻ mời vào nhà uống nước trò chuyện rất thân thiện vui vẻ.

Vào tháng 3-2016, sau 3 năm tôi quay lại Gành Đỏ, một việc làm của bà con ngư dân nơi đây khiến tôi vừa tò mò vừa rất ngạc nhiên: nhuộm đỏ con ruốc!

Khi tôi giơ máy lên chụp từ xa, thì một vài người đàn ông ngồi trước hiên nhà hét lớn: "Không quay phim chụp ảnh!". Tiến tới gần, người phụ nữ đội nón trắng vừa cho hóa chất có màu đỏ vào chai nhựa, vừa pha vào thùng nước lớn, vừa chửi tôi xối xả, lại còn đòi đập máy ảnh của tôi.

Chúng tôi lảng đi ra xa và gặp thêm một tốp nữa vừa khuân vác những giỏ ruốc tươi rói trắng ngà từ thuyền thúng lên bờ. Họ lại tiếp tục quát mắng chúng tôi mặc dù chúng tôi ko cầm máy chụp nữa.


Quá quắt, chúng tôi gắt lại mấy câu thế là một chị nhanh miệng bảo: "Ruốc này chuyển ra bán Hà Nội chứ ko bán ở quê mình đâu. Mấy bà bên kia chửi tụi tao chứ ko phải chửi mấy đứa đâu. Mà đừng quay lên tivi nha"...”(ngưng trích)

Bản tin TT cũng kể rằng: Lê My cho biết rằng những bức ảnh chị đã cắt hết phần mặt của những người dân để giữ bí mật đời tư cho họ...

Trong khi đó, báo Đời Sống & Pháp Luật hướng dẫn độc giả: Phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín hóa chất...

Bản tin này viết:

“...hiện nay, tình trạng trái cây ngâm hóa chất rất phổ biển, các bà nội trợ cần tinh ý và nằm bắt một số mẹo chọn đu đủ sạch và ngon để tránh rước họa vào thân. Ngoài chợ thường có đu đủ quanh năm, thông thường chị em rất khó biết được khi nào nên mua loại quả này.

Đu đủ chín bằng hóa chất thường có vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Còn quả chín không dùng hóa chất có một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, vỏ không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.

Đặc biệt, quả đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được 'độ' qua hóa chất...”(ngưng trích)

Bản tin VOV/VnExpress cũng báo động quan bản tin “10 thực phẩm có nguy cơ ngậm hóa chất được sử dụng hằng ngày”...

Trong đó có: táo, đào, lê, cần tây, ớt chuông, khoai tây, nho và dâu tây, cải bó xôi, cà chua, rau cải, bắp cải...

Hiển nhiên là dân ta hại dân mình. Có vẻ như chính quyền bó tay? Hay phải chăng, đành làm ngơ vì cản không nổi?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.