Hôm nay,  

Dân Ta Hại Dân Mình

3/24/201600:00:00(View: 5467)

Thức ăn bây giờ nhìn đâu cũng thấy hóa chất...

Trong khi báo Tuổi Trẻ kể chuyện một nhiếp ảnh gia ghi được hình ảnh ngư dân nhuộm hóa chất cho ruốc ở Phú Yên, báo Đời Sống & Pháp Luật phải hướng dẫn dân chúng cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín bằng hóa chất, bản tin VOV/VnExpress lại nói về cách rửa hóa chất còn dính trên 10 loại rau quả...

Báo Tuổi Trẻ hôm 23-3-2016 kể rằng những bức ảnh “bắt quả tang” ngư dân đang nhuộm hóa chất cho con ruốc ngay tại bãi biển của một người chơi nhiếp ảnh trong ngày 23-3 được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Người chụp được các ảnh này là chị Lê My: Lê My là một người chơi nhiếp ảnh quê ở Phú Yên. Chị cũng tổ chức nhiều chuyến đưa bạn bè nhiếp ảnh gia về quê mình săn ảnh.

Ngày 23-3, Lê My đưa lên trang cá nhân loạt ảnh chuyến về quê mới nhất chị chụp cảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đang nhuộm hóa chất cho các giỏ ruốc ngay trên bãi biển.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời nhiếp ảnh gia Lê My:

“Tháng 3-2013 chúng tôi 10 tay máy đi thuyền từ Gành Đá Dĩa ra tới Vịnh Xuân Đài, địa phận Sông Cầu. Trên đường đi có ghé vào bãi biển này chụp ảnh đời thường và nghỉ ngơi. Người dân ở đây vui vẻ mời vào nhà uống nước trò chuyện rất thân thiện vui vẻ.

Vào tháng 3-2016, sau 3 năm tôi quay lại Gành Đỏ, một việc làm của bà con ngư dân nơi đây khiến tôi vừa tò mò vừa rất ngạc nhiên: nhuộm đỏ con ruốc!

Khi tôi giơ máy lên chụp từ xa, thì một vài người đàn ông ngồi trước hiên nhà hét lớn: "Không quay phim chụp ảnh!". Tiến tới gần, người phụ nữ đội nón trắng vừa cho hóa chất có màu đỏ vào chai nhựa, vừa pha vào thùng nước lớn, vừa chửi tôi xối xả, lại còn đòi đập máy ảnh của tôi.

Chúng tôi lảng đi ra xa và gặp thêm một tốp nữa vừa khuân vác những giỏ ruốc tươi rói trắng ngà từ thuyền thúng lên bờ. Họ lại tiếp tục quát mắng chúng tôi mặc dù chúng tôi ko cầm máy chụp nữa.


Quá quắt, chúng tôi gắt lại mấy câu thế là một chị nhanh miệng bảo: "Ruốc này chuyển ra bán Hà Nội chứ ko bán ở quê mình đâu. Mấy bà bên kia chửi tụi tao chứ ko phải chửi mấy đứa đâu. Mà đừng quay lên tivi nha"...”(ngưng trích)

Bản tin TT cũng kể rằng: Lê My cho biết rằng những bức ảnh chị đã cắt hết phần mặt của những người dân để giữ bí mật đời tư cho họ...

Trong khi đó, báo Đời Sống & Pháp Luật hướng dẫn độc giả: Phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín hóa chất...

Bản tin này viết:

“...hiện nay, tình trạng trái cây ngâm hóa chất rất phổ biển, các bà nội trợ cần tinh ý và nằm bắt một số mẹo chọn đu đủ sạch và ngon để tránh rước họa vào thân. Ngoài chợ thường có đu đủ quanh năm, thông thường chị em rất khó biết được khi nào nên mua loại quả này.

Đu đủ chín bằng hóa chất thường có vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Còn quả chín không dùng hóa chất có một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, vỏ không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.

Đặc biệt, quả đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được 'độ' qua hóa chất...”(ngưng trích)

Bản tin VOV/VnExpress cũng báo động quan bản tin “10 thực phẩm có nguy cơ ngậm hóa chất được sử dụng hằng ngày”...

Trong đó có: táo, đào, lê, cần tây, ớt chuông, khoai tây, nho và dâu tây, cải bó xôi, cà chua, rau cải, bắp cải...

Hiển nhiên là dân ta hại dân mình. Có vẻ như chính quyền bó tay? Hay phải chăng, đành làm ngơ vì cản không nổi?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.