Hôm nay,  

Nạn Ăn Cắp Nhu Liệu

10/04/200000:00:00(Xem: 5454)
Bạn,
Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty sản xuất nhu liệu điện toán tại Việt Nam (trong nước gọi là phần mềm) đã lên tiếng báo động về tình trạng ăn cắp bản quyền. Các công ty này đã khiếu nại lên bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường CSVN và Cục Bản quyền tác giả thế nhưng mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, các cơ quan CSVN nói trên cũng chào thua. Do các cơ quan trên bất lực, nên số vụ ăn cắp bản quyền về nhu liệu gia tăng ở mức báo động. Trước tình trạng đó, các chuyên gia về thông tin điện toán và hội Tin học VN đã có nhiều cuộc hội thảo để tìm phương cách giải quyết nhưng rồi vẫn không tìm được một biện pháp mà nói theo ngôn ngữ trong nước là giải phap khả thi. Sau đây là vài ghi nhận của báo Bưu Điện Sài Gòn về hiện trạng này.

Khi được hỏi về tình trạng bị sao chép, ăn cắp bản quyền, ông Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc Công ty VDC cho biết: công ty này mất nhiều công sức để sáng tạo, xây dựng một chương trình, dịch vụ... nhưng vừa tung ra giới thiệu trên mạng chưa được vài chục phút đã trở thành một dịch vụ, chương trình trên một trang web khác với nội dung tương tự. Còn với FPT thì khi tung ra thị trường 2.000 đĩa CD-ROM “Sài Gòn 300 năm” bán với giá 120,000 đồng, trong khi đó những đầu nậu sao chép tung ra 8,000 bản bán với giá 40.000 đồng.

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trong nước đã đến mức báo động bởi gây ra thiệt hại khoảng 50% doanh số của các công ty phần mềm, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của những công ty phần mềm non trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp phần mềm trong nước. Vấn nạn bản quyền đang được giao cho Cục bản quyền tác giả quản lý, song thực tế tình trạng vi phạm bản quyền không thuyên giảm mà ngày càng phát triển bởi quan niệm của nhiều nhà sản xuất phần mềm lẫn người tiêu dùng thì đây là chuyện bình thường. Thậm chí, một nhà sản xuất phần mềm còn biện minh: Microsoft là công ty bị sao chép nhiều nhất thế giới nhưng cũng là công ty phần mềm có lợi nhuận lớn nhất.

Bạn,
Báo Bưu Điện Sài Gòn cũng đã ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Anh Tuấn, phó Giám đốc Công ty VDC về sự bảo vệ tác quyền. Viên phó giám đốc này đã nhắc đến công ty nhu liệu hàng đầu là Microsoft và than rằng: Microsoft có doanh thu siêu lợi nhuận vì họ được bảo vệ bản quyền ở các nước công nghiệp phát triển, còn ở Việt Nam thì không. Một giám đốc công ty Công nghệ thông tin khi được hỏi về hiện trạng ăn cắp nhu liệu và sự thua lỗ nếu không có biện pháp ngăn chận, đã nói: Nếu hạn chế được nạn sao chép lậu xuống ở mức 30 đến 40% thì ngành sản xuất phần mềm có thể nâng doanh số lên từ 300 đến 400% và chắc chắn các công ty phần mềm sẽ duy trì và phát triển nhanh hơn so với hiện nay. Cuối cùng báo trên kết luận, “Có lẽ cách tốt nhất là chúng ta nên học cách bảo vệ bản quyền phần mềm của các công ty phần mềm nước ngoài: nhờ luật pháp can thiệp.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.