Hôm nay,  

Ngày Xuân Xem Tranh

09/02/201600:00:00(Xem: 4521)
Xem tranh là một trong nhiều truyền thông mừng xuân của dân tộc Việt.

Và cứ mỗi địa phương, lại phát triển những truyền thông khác nhau: Tranh dân gian có những trường phái như Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng... Đó là nói chuyện xưa, chớ còn tranh thời hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 rất là đa dạng, phức tạp, kê cả Nam, Bắc, hay Trung.

Truyền thông nhiều nơi là, phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).

Tự điển Bách khoa mở ghi rằng tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ chúng xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.

Tài liệu từ tự điển này cho biết vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh...

...Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.

Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao...

Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gãy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian...

...Những truyện Nôm như Truyện Kiều và Nhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh Hạnh Nguyên đi cống Hồ.

Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật... Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ,...

Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận...

...Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành...

Ngày xuân xem tranh, không phải là tuyệt vời sao...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hóa ra, tài xế xe hàng đường xa ưa xài ma túy là chyện có thiệt. Bản tin VOV kể: Sau 1 tháng đồng loạt kiểm tra, lực lượng nghiệp vụ Công an TPSG và các quận huyện phát hiện 31 tài xế xe container và xe khách dùng ma tuý. Qua đó đã lập biên bản và bàn giao những tài xế này cho công an địa phương quản lý và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Cậu Kim tới rồi, theo báo Tiền Phong: Xe bọc thép hộ tống Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về Hà Nội.
Quan họ tưng bừng lễ hội... Cũng là một độc chiêu của ngành du lịch Việt Nam. Báo Tin Tức kể: Tối 23/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Về miền Quan họ và kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề “Rạng rỡ miền Quan họ”.
Vậy rồi Tết cũng qua... Sau vui chơi mệt nhọc, là kinh doanh mệt nhọc... Báo Doanh Nghiệp VN kể: Tết Kỷ Hợi, người Việt chi 360 tỷ đồng ăn bánh kẹo ASEAN... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bánh kẹo, ngũ cốc từ ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đổ về Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2019 - tháng cao điểm mua sắm bánh kẹo cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Ngoài phố dĩ nhiên là đầy nỗi lo, đủ thứ chuyện bắt cóc, đụng xe, bạo hành... nhưng trong trường học cũng nguy ngập đủ thứ.
Chuyện rất buồn ở cõi này, khi con gái xin chết sớm, vì gia đình khổ quá... Báo Gia Đình Mới kể chuyện tại Hà Nội: Cô gái xin bố được chết vì không có tiền chữa bệnh... Mang một 'án tử' trên đầu do bệnh trọng, cô gái trẻ Nguyễn Trà My (sinh năm 2002, ở tại Kim Ngưu, Hà Nội) trách móc bố sao không để con chết cho thanh thản.
Hà Nội tưng bừng chờ đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un... Thế là, có anh thợ hớt tóc muốn kiểu tóc hai lãnh tụ đi đầy đường phố...
Vậy là bóng đá Việt Nam cũng kiếm được một vị trí đáng kiêng nể, tuy là chưa lên chức vô địch thiên hạ...
Bản tin TTXVN kể về lễ tưởng niệm một nhà thơ lớn: Ngày 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Từ đường Nguyễn Khuyến, thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm 110 năm ngày mất nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị dọn đi... Để dân chúng khỏi tới biểu tình, thắp hương, phản đối Trung Quốc trước tượng đài?
Có thiệt là Thần Tài giúp người cúng kiếng hay không? Hay chỉ là tấm lòng với cõi vô hình thôi, chứ thực tế không có vị nào giúp mình cõi này kiếm tiền?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.