Hôm nay,  

Ngày Xuân Xem Tranh

09/02/201600:00:00(Xem: 4620)
Xem tranh là một trong nhiều truyền thông mừng xuân của dân tộc Việt.

Và cứ mỗi địa phương, lại phát triển những truyền thông khác nhau: Tranh dân gian có những trường phái như Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng... Đó là nói chuyện xưa, chớ còn tranh thời hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 rất là đa dạng, phức tạp, kê cả Nam, Bắc, hay Trung.

Truyền thông nhiều nơi là, phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).

Tự điển Bách khoa mở ghi rằng tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ chúng xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.

Tài liệu từ tự điển này cho biết vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh...

...Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.

Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao...

Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gãy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian...

...Những truyện Nôm như Truyện Kiều và Nhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh Hạnh Nguyên đi cống Hồ.

Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật... Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ,...

Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận...

...Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành...

Ngày xuân xem tranh, không phải là tuyệt vời sao...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ nghe nói Wikipedia tiếng Anh khả tín hơn, vì trong người thiện nguyện viết tiếng Anh có một số giáo sư đaị học Hoa Kỳ.
Hình như có thể dạy được nghề chữa bệnh một cách đơn giản hơn – và dĩ nhiên, cho một số bệnh cụ thể. Và nếu như thế, sẽ giúp rất nhiều dân nghèo.
Tết sắp tới rồi. Truyền thông đón xuân đang ngấm dịu dịu vào hồn người dân. Người nhập cư Sài Gòn nghĩ tới chuyện về quê ăn Tết. Người đô hội nghĩ tới chuyện câu đối, xin chữ mừng xuân.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.SG, đã cho biết ở TP. Sài Gòn hơn 22% học sinh vẹo cột sống.
Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một số thanh niên coi sự nghiệp như phương tiện mưu sinh.
Bản tin kể rằng hơn một tuần trước cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử tại Miến Điện cho đảng của nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hôm 22/01/2016,
Hình như, không làm thực phẩm bẩn, sẽ không có lời nhiều? Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm bẩn lại là vũ khí sát hại tập thể (dĩ nhiên, lâu dài) vì đầu độc kiểu này là không phân biệt già trẻ lớn bé.
Phó Giáo sư TS Hà Đình Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, cho biết, khoảng 18h ngày 19 tháng 1, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông thông tin này.
Bản tin báo Tuổi Trẻ nói rằng liên tiếp những ngày gần đây, Chị cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh xử lý nhiều cơ sở kinh doanh có dấu hiệu sai phạm, trong đó phát hiện gần 3.000 hộp bánh kẹo bị “rút ruột”.
Đất nước có cần các quy trình cần thiết để công an khỏi giết người vô tội, khỏi phải tra tấn người bị tạm giam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.