Gia đình thừa kế người Do Thái kiện Bảo Tàng Gugenheim về quyền sở hữu bức tranh Picasso đắt giá

03/02/202300:00:00(Xem: 731)

tin 2
Bảo tàng viện cho biết chủ nhân của bức tranh “Woman Ironing” đã bán tranh khi chạy trốn khỏi Đức Quốc Xã. Cuộc giao dịch được thực hiện “công bằng”. Trong khi những người thừa kế của người chạy trốn này nói rằng ông đã phải bán bức tranh dưới sự ép buộc. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Năm 1916, Karl Adler, một người Đức gốc Do Thái, đã mua bức tranh “Cô Thợ Giặt” (Woman Ironing) của Pablo Picasso từ chủ một phòng tranh danh tiếng ở Munich. Bức tranh này hiện được đánh giá là một kiệt tác.
 
Nhưng 22 năm sau, khi ông và gia đình trốn khỏi Đức từ sự đàn áp của Đức Quốc xã, ông buộc lòng phải bán bức tranh lại cho phòng trưng bày với mức giá ít ỏi. Theo hồ sơ một vụ kiện được đệ trình gần đây, vụ bán lại bức tranh này là “một nỗ lực trong tuyệt vọng, huy động tiền mặt để chạy trốn.”
 
Giờ đây, một số họ hàng xa của Adler đang đệ đơn kiện Solomon R. Guggenheim Foundation, nơi mà bức tranh đã được hiến tặng từ hơn bốn thập niên trước. Vụ kiện nhằm đòi lại quyền sở hữu tác phẩm và lấy lý do là mức giá 1,552 đô la năm 1938 (tương đương khoảng 32,000 MK ngày nay) là một bằng chứng rõ ràng cho thấy nó đã bị bán đi dưới sự ép buộc.
 
Đơn khiếu nại được gửi lên Tối Cao Pháp Viện ở New York trong tháng này cho biết: “Lẽ ra Adler đã không bán bức tranh vào thời điểm đó và mức giá đó, nhưng vì cuộc đàn áp của Đức Quốc Xã mà ông và gia đình đã, đang và sẽ tiếp tục phải chấp nhận.”
 
Tuy nhiên, bảo tàng sẽ bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với bức tranh, khẳng định rằng Adler đã tham gia một “giao dịch công bằng” với phòng trưng bày mà ông ấy hiểu biết khá rõ. Ngoài ra, nhiều năm trước, bảo tàng đã từng nói chuyện với con trai của Adler, và người này không hề có ‘lấn cấn’ gì về bức tranh cũng như vụ mua đi bán lại này.
 
Trong một tuyên bố, Guggenheim cho biết họ “vô cùng để tâm đến các vấn đề xuất xứ và yêu cầu bồi thường” và đã “tiến hành nghiên cứu sâu rộng và điều tra tường tận” về bức tranh “Woman Ironing” (1904), một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất của họ.
 
Bức tranh vẫn được trưng bày công khai và gần như liên tục tại Guggenheim kể từ khi nó đến với bảo tàng vào năm 1978. Nó là một phần trong di sản của Justin Thannhauser đối với bảo tàng, người đã giúp điều hành phòng trưng bày ban đầu đã bán bức tranh Picasso cho Adler và sau đó mua lại nó.
 
Theo mô tả của New York Times, bức tranh là “một hình ảnh đầy ám ảnh với các tông màu câm là xanh và xám, miêu tả một người phụ nữ gầy trơ xương. Đôi mắt nàng hốc hác, hai gò má nàng hóp lại, hai tay nàng đang dùng hết sức đè lên một chiếc bàn ủi trên bàn.”
 
Nancy Spector, cựu giám đốc nghệ thuật và giám tuyển chính của Guggenheim, đã viết trong một bài phân tích về tác phẩm trên trang web của mình rằng “Có lẽ không nghệ sĩ nào miêu tả cảnh ngộ của tầng lớp thấp cổ bé họng sâu sắc hơn Picasso. Cô Thợ Giặt là hình ảnh tinh túy của Picasso về sự vất vả và mệt mỏi.”
 
Tranh chấp pháp lý về bức tranh có khả năng làm bật lên câu hỏi về mức độ mà Adler đã bị cưỡng ép vào thời điểm bán nó. Gia đình ông đã trốn khỏi Đức, và trong tuyên bố của mình, Guggenheim lưu ý rằng, không giống như các tác phẩm nghệ thuật đã bị Đức Quốc Xã cướp đi, bức tranh này được bán cho một phòng trưng bày mà Adler, chủ nhân của nó, có hiểu biết rõ ràng.
 
Tuy nhiên, luật sư của các nguyên đơn nói rằng gia đình ông liên tục gặp khó khăn về tài chánh sau khi rời quê hương và “bị buộc phải phiêu lưu qua lại nhiều nước Châu Âu,” và rằng nỗi thống khổ đó thể hiện rõ ràng ở việc Adler sẵn sàng “bán bức tranh với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó.” Theo tài liệu của tòa án, Adler đã biết được rằng một bức tranh như vậy khi bán ra vào năm 1932 phải có giá từ 14,000 đô la trở lên, gần gấp 10 lần số tiền mà ông đã bán nó cho Thannhauser vào năm 1938, sáu năm sau đó.
 
Giá trị ước tính hiện tại của bức tranh là từ 100 triệu đến 200 triệu đô la.
 
Trong tuyên bố của mình, Guggenheim nhấn mạnh những gì họ mô tả là nỗ lực thiện chí để giải quyết tranh chấp. Bảo tàng cho biết họ đã “tham gia vào cuộc đối thoại với luật sư của những người yêu sách trong suốt vài năm,” nhưng sau đó họ quyết định rằng “tuyên bố đòi lại quyền sở hữu bức tranh là không có cơ sở.”
 
Guggenheim cũng chỉ ra thực tế rằng họ đã liên lạc với con trai của Karl Adler, Eric Adler, vào những năm 1970, để thảo luận về nguồn gốc của bức tranh – và Eric Adler “không đưa ra bất kỳ mối lo ngại nào” vào thời điểm đó.
 
Bảo tàng cho biết: “Sự thật chứng minh rằng việc Karl Adler bán bức tranh cho Justin Thannhauser là một giao dịch công bằng giữa các bên có mối quan hệ lâu dài và liên tục. Guggenheim tin rằng kết quả của vụ kiện hiện tại sẽ xác nhận rằng bảo tàng là chủ sở hữu hợp pháp của ‘Woman Ironing.’”
 
Nicholas M. O'Donnell, một luật sư chuyên về các vấn đề nghệ thuật, cho biết điều quan trọng là Adler đã bán bức tranh sau khi chạy trốn khỏi Đức.
 
Theo O’Donnell, lịch sử và luật pháp đều công nhận rằng một người Do Thái không có quyền thực hiện một thỏa thuận công bằng trong lãnh thổ do Đức Quốc Xã kiểm soát. Nhưng ông cũng nói thêm là chưa rõ mức độ cưỡng chế mà tòa án sẽ ấn định đối với một vụ mua bán được thực hiện ở bên ngoài vùng lãnh thổ đó.
 
Bản thân Thannhauser cũng là một nhân vật gây tranh cãi. O'Donnell nói: “Ông ấy thật tình cờ ở đúng nơi, đúng thời điểm để lấy đi rất nhiều thứ từ tay những người Do Thái đang tuyệt vọng và tìm đường chạy trốn khỏi Châu Âu.” Ai bảo vệ ông ấy sẽ nói, ‘”Ông ấy là người đã giúp họ (những người Do Thái).” Còn ai chỉ trích ông ấy sẽ nói, “Thật nực cười là dường như cho tới cuối cùng thì những gì còn lại về ông ấy chỉ toàn là về tác phẩm ‘rầu rĩ’ này.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Jewish Heirs Sue Guggenheim Over Ownership of a Prized Picasso” của Matt Stevens, được đăng trên trang NYTimes.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
✱ ABC News: Mặc dù biết được sự thật - Fox vẫn loan truyền và tán thành những 'tuyên bố gian lận về cuộc bầu cử' do Dominion gây ra, ngay cả khi nội bộ công ty xác nhận những lời dối trá đó là 'điên rồ', 'lố bịch' và 'liều lĩnh một cách đáng kinh ngạc' . ✱ Delaware Court documents: Tờ New York Post do gia đình Murdoch kiểm soát đã viết một bài xã luận yêu cầu Trump "ngừng luận điệu về cuộc bầu cử bị đánh cắp" và ngừng cho Rudy Giuliani xuất hiện trên truyền hình. ✱ Reuters: Grossberg -Fox News Producer, kiện lại Fox News - cáo buộc Fox quảng bá những tuyên bố sai trái của Donald Trump về gian lận bầu cử - Fox đã cho cô ta tạm nghỉ việc vào ngày thứ Hai (20.3.2023)...
Mississippi: bão lớn, giông thổi làm ít nhất 24 người chết. Có ít nhất 24 người chết, hàng chục người bị thương và 4 người mất tích sau những cơn bão mạnh và ít nhất một cơn lốc xoáy đổ bộ vào Mississippi vào tối thứ Sáu
Chủ Nhật, ngày 19/3/2023 lúc 10 giờ sáng, ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức kỷ niệm 76 năm Đức Thầy vắng bóng, với sự hiện diện của cựu Dân biểu Vi Anh, luật sư Đỗ Đức Hậu, dược sĩ Quách Nhật Danh, nhà báo Nguyễn Tú Anh và nhiều đồng hương tham dự buổi lễ này...
Trump rạng sáng Thứ Sáu 24/3/2023 viết trên mạng Truth Social, cảnh báo sẽ có "chết chóc và hủy diệt có thể xảy ra" nếu Trump bị Biện lý Alvin Bragg truy tố vì một khoản tiền bịt miệng cô bạn tình cũ Stormy Daniels. Trump viết rằng Trump vô tội và hành vi truy tố ứng cử viên hàng đầu (cho đến nay) cho đề cử của Đảng Cộng hòa không có tội hình sự sẽ dẫn tới chết chóc và hủy diệt tiềm ẩn.
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Chỉnh Sửa Bộ Gen Người (International Summit on Human Genome Editing) lần thứ ba ở London, các khoa học gia đã thành công tạo ra những con chuột con từ cả hai chuột đực.
Đại Tạng Kinh Việt Nam là một tập hợp các bản dịch Việt Đại Tạng Kinh Phật giáo từ truyền bản tiếng Trung Quốc, có tham cứu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng. Đề án phiên dịch được đề xuất bởi Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973 y cứ trên ấn bản Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh...
Nếu mở Internet và dùng Google tìm kiếm thông tin về những quan chức Hoa Kỳ bị truy tố và buộc tội, quý vị sẽ thấy ngay một tài liệu Wikipedia gồm 28 trang liệt kê trên một trăm chính khách liên bang đã bị buộc tội từ năm lập quốc 1776 đến nay bao gồm cả phó tổng thống, thống đốc, dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, cố vấn an ninh quốc gia...
Y hệt như trong phim... Khi phi công trưởng của một chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airlines bị “mất khả năng” hôm thứ Tư, một phi công của một hãng hàng không khác đã tình nguyện vào phòng lái và giúp một phi công khác của Southwest Airlines hạ cánh máy bay. Chuyến bay từ Las Vegas đến Columbus, Ohio, đã gặp nguy hiểm
Trump được kể là đã hình dung chuyện ông bị áp giải ra tòa sẽ giống như đời thường (perp walk: nghi can bị còng, bị cảnh sát chở từ nhà tù tới trước tòa, bước xuống xe, phóng viên ùa tới chụp ảnh trong khi Trump nở nụ cười trên môi, rồi sau khi đóng tiền bail theo lệnh Thẩm phán thì sẽ cùng luật sư bước ra trả lời báo chí...) nhưng báo New York Times nói rằng chuyện y như đóng phim sẽ không có, vì Trump sẽ có tiêu chuẩn riêng.
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – một bản kinh tuyệt tác về pháp môn bất nhị -- chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Bài này sẽ giải thích rằng pháp môn bất nhị là những lời dạy cốt tủy của Đức Phật (và là của Thiền Tông Việt Nam) và ai cũng có thể nhận ra được, trải nghiệm được.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.