Hôm nay,  

Chuẩn Bị Ăn Tết

26/01/201600:00:00(Xem: 3918)

Tết sắp tới rồi. Truyền thông đón xuân đang ngấm dịu dịu vào hồn người dân. Người nhập cư Sài Gòn nghĩ tới chuyện về quê ăn Tết. Người đô hội nghĩ tới chuyện câu đối, xin chữ mừng xuân. Kể như, không ai ngăn nổi làn gió xuân đang thổi tới.

Trang mạng Zing kể về “Kỳ hoa dị thảo hội tụ ở Hội hoa xuân Sài Gòn.”

Lúc nào cũng lạ và đẹp. Đó là sản phẩm độc đáo của dân Sài Gòn.

Bản tin Zing kể rằng loài cá hổ Piranha từ khu vực Nam Mỹ nặng 20 kg; 2 cây sứ Thần Tài và sứ Hồng Đăng cao trên 2m... sẽ được trưng bày tại Hội hoa xuân TP SG trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Dự kiến, Hội hoa xuân 2016 diễn ra trong 12 ngày, từ 3/2 đến 14/2 (25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng) tại Công viên văn hóa Tao Đàn (quận 1).

Cổng chính đường Trương Định được trang trí hình đóa hoa sen vươn lên từ cánh đồng tượng trưng cho đất nước đang vươn. Song song là hình ảnh gia đình nhà khỉ sum vầy - linh vật của năm Bính Thân.

Bản tin cũng nói, khu trưng bày cá cảnh lần đầu tiên xuất hiện loài cá hổ Piranha Nam Mỹ nặng 20 kg, cá Tàng Ong nặng 25 kg, bộ sưu tập cá Koi đạt giải trong hội thi cá Koi Việt Nam 2015. Bên cạnh Hội hoa xuân, TP SG sẽ tổ chức 3 chợ hoa Tết cấp TP tại Công viên 23 Tháng 9, Gia Định và Lê Văn Tám cùng hàng trăm địa điểm bán hoa xuân truyền thống.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi nhận với bản tin “Kiểu gì cũng phải về quê ăn tết dù lương 5 hay 10 triệu đồng!”

Bản tin TT viết:

“Để có tiền về quê dịp tết, nhiều người dân cho biết đã “chịu khó bỏ ống tiết kiệm suốt cả năm”. Không chỉ mua vé chen chúc khó khăn mà đồng lương eo hẹp cũng khiến người dân tính toán nhiều...”

Theo bản khảo sát nhanh của Tuổi Trẻ với 100 người dân nhập cư ở TP.SG thì có 71% cho biết việc mua vé tàu, xe là khó khăn thường trực nhất trong mỗi dịp về quê ăn tết, nhưng họ vẫn tìm cách vượt khó để về đoàn tụ cùng gia đình.

Tham gia cuộc khảo sát này có 30 người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng, 30 người có thu nhập 5-10 triệu đồng/tháng và 40 người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng.

67% số người được hỏi cho biết năm nào cũng về quê ăn tết.

Những người còn lại có người 2-5 năm/lần nhưng cũng có người trên năm năm mới về một lần và đa số họ nằm trong nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, dân Hà Nội vẫn trịnh trọng như ông đồ...

Bản tin từ thông tấn TTXVN kể rằng “Phố ông đồ Văn Miếu sẽ 'cho chữ' xuyên đêm giao thừa...”

Bản tin nói, Hội chữ Xuân Bính Thân 2016 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra tại khuôn viên hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ ngày 2/2/2016 đến ngày 15/2/2016 (tức ngày 24 tháng Chạp đến ngày 8 tháng Giêng âm lịch).

Như thế, dân Hà Nội vui xuân nhiều hơn dân Sài Gòn 2 ngày. Phải chăng, dân Hà Nội ỷ thế quan quyền nên lè phè... trong khi dân Sài Gòn siêng năng kinh doanh vì biết là phải gánh vác tài chánh cho cả nước?

Bản tin TTXVN nói, ngoài những ông đồ đã đạt tại cuộc thẩm định năm 2015, Ban tổ chức tiếp tục thẩm định các ông đồ đăng ký năm 2016. Cuộc thẩm định trình độ của các ông đồ đã diễn ra ngày 10/1 với sự tham gia của 44 ông đồ. Nội dung chủ đề khảo hạch được Ban tổ chức công khai trước, người dự khảo tuyển được sử dụng từ điển, yêu cầu viết đẹp, viết đúng, bố cục bức thư pháp tốt… Khi viết, các ông đồ phải nêu được ý tưởng bức thư pháp.

Sau khi khảo hạch, có 15 ông đồ đủ tiêu chuẩn tham gia Hội chữ Xuân Bính Thân. Trong đó, với chữ Quốc ngữ có 1 người đủ tiêu chuẩn tham gia Hội chữ Xuân ba năm, 3 người đủ tiêu chuẩn tham gia một năm; với chữ Hán – Nôm có 7 người đủ tiêu chuẩn tham gia ba năm và 5 người được tham gia một năm. Tiêu chí của người viết được tham gia Hội chữ Xuân trong vòng ba năm là phải có tranh trưng bày tại triển lãm ở Hội chữ do Ban tổ chức tuyển lựa.

Bản tin ghi lời Ông Trần Quốc Chí, Trưởng ban liên lạc các câu lạc bộ Thư pháp tại Hà Nội cho biết: “Mặc dù Ban tổ chức đã cho biết trước chủ đề nhưng nhiều người vẫn viết sai. Qua việc thẩm định người viết chữ, Ban tổ chức mong muốn trả lại giá trị đích thực cho thư pháp, để nhiều người dân không phải treo chữ viết sai trong nhà do các ông đồ không đạt trình độ viết”.

Ban tổ chức cũng dựng gần 100 gian lều bạt cho các ông đồ tham gia hoạt động viết thư pháp....

Trong khi đó, báo PetroTimes có bản tin “Xuất hiện “thầy đồ” nhìn từ điển vẫn không viết nổi chữ”...

Bản tin PT viết:

“Ông Trần Quốc Chí, Trưởng ban liên lạc các CLB Thư pháp Việt Nam cho biết: Nếu như năm trước chỉ yêu cầu các thầy viết đúng, thì năm nay cần phải viết đẹp, bố cục phải được hài hòa.

Theo ông Chí thì để chọn ra những "thầy đồ" tầm cỡ, cuộc sát hạch dựa trên kết quả kiểm định của 9 thành viên trong hội đồng giám khảo. Tiêu chí chấm chữ năm nay, phải đủ các tiêu chí: Đúng, đẹp, chuẩn và hài hòa.

Thế nhưng rất ít “thầy đồ” đáp ứng đủ tiêu chí này. Thậm chí có thầy, mặc dù đã cho đề trước, cho xem từ điển để học chữ nhưng khi vào phòng thi thì xin ra vì… không viết nổi....”

Thôi thì, Tết mà, trăm chuyện đành xí xóa cho qua...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.