Hôm nay,  

Để Học Tiếng Anh

05/01/201600:00:00(Xem: 5154)

Lại nhức nhối nghe chuyện giáo viên tiếng Anh lại ấm ớ tiếng Anh...

Lẽ ra là bình thường. Thời trước 1975 cũng thế. Bây giờ, trên nguyên tắc đỡ hơn, vì có Internet, có YouTube, có truyền hình...

Thời này, chỗ nào cũng nghe tiếng Anh, tại sao giáo viên kém tiếng Anh... Hẵn là vì chính phủ dựng rào cản tiếng Anh? Có phải các đài truyền hình tiếng Anh bị chận lại? Hay chỉ gia đình cán bộ mới có phương tiện học tiếng Anh?

Báo Người Lao Động có bản tin tựa đề “Giáo viên nghe - nói tiếng Anh ấm ớ...”

Trong đó viết:

“Giáo viên dạy tiếng Anh không giao tiếp được bằng tiếng Anh nên chỉ chú trọng việc dạy đọc - viết nên học sinh không giao tiếp được tiếng Anh là tất yếu, đa số học sinh lên ĐH phải học lại, gây lãng phí lớn.”

Bản tin ghi lời GS-TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 - cho biết phải thừa nhận rằng phần lớn GV tiếng Anh hiện nay yếu đều cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Nhiều người cứ nhầm tưởng kỹ năng nghe - nói tách rời 2 kỹ năng còn lại nhưng không phải vì muốn nói tốt thì phải có nhiều từ vựng, phải giỏi ngữ pháp.

Có thống kê nào chăng?

Báo Người Lao Động ghi một thống kê:

“98,6% học sinh không thể đạt chuẩn

Trong khảo sát của nhóm giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên 143 học sinh THPT và 10 GV, cán bộ quản lý tại Trường Trung học Thực hành sư phạm, có đến 70% học sinh cho rằng GV sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, 15,3% học sinh cho rằng GV sử dụng quá nhiều tiếng Việt khi dạy tiếng Anh. Có đến 98,6% học sinh cho rằng không thể đạt được 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn đầu ra. Thậm chí, 55,2% học sinh không biết gì về chuẩn đánh giá đầu ra do bộ quy định.”

Cuối bản tin, có ghi một góp ý của người ký tên “1 GV TA” trong đó nói:


“Xin nói cho rõ cho ai chưa biết là 4 năm ở ĐHSP TPHCM SV chúng tôi chỉ được phép nói TA với GV trong lớp, GV giảng toàn TA (ai nghe kg được chết ráng chịu) và có học GV bản ngữ, 4 năm đến nằm ngủ cũng mớ ra TA, vậy chuyện "GV nghe - nói tiếng Anh ấm ớ" là chuyện lạ lùng nhất tôi từng nghe...”

Trước đó, báo VnExpresss từng ghi lời khuyên của một chuyên gia hôì tháng 6-2015.

Bài trên VnExpress tựa đề “Muốn học tiếng Anh giỏi nên xem tivi”...

Bản tin viết qua lời giáo viến Jesse Peterson:

“Qua quá trình dạy nhiều học viên Việt Nam, giáo viên tiếng Anh Jesse Peterson cho biết có nhiều người nói hay nhờ xem phim, trong khi một số người khác sống ở Mỹ 5 năm cũng khó khăn khi phát âm vì không có động lực học hành.

Xem phim có phụ đề tiếng Anh là cách học tiếng Anh hiệu quả. Ngoài những từ mới học được, bạn có thể bắt chước ngữ điệu của nhân vật trong phim.

Tôi nhớ khi học tiếng Nhật, tôi đã xem nhiều chương trình truyền hình của Nhật Bản. Khi ấy, vì bị nghiện bộ Anime "One piece", tôi đã xem hơn một trăm tập phim này. Nhiều bạn bè người Nhật của tôi thường xuyên trêu tôi vì tôi hay nói tiếng Nhật giống giọng nói của tên cướp biển xuất hiện trong phim.

Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng xem phim là một phương pháp hữu ích. Phương pháp này giúp nhiều người Việt Nam thành công trong việc học tiếng Anh...”

Thực ra, bạn có thể lên mạng học tiếng Anh d6ẽ dàng, muốn nghe giọng Mỹ hãy vào VOA (http://www.voatiengviet.com/), muốn học giọng Anh hãy vào BBC (http://www.bbc.com/vietnamese).

Hay là vào YouTube.com mà học.

Lẽ ra chính phủ VN nên cho các mạng tin tức tiếng Anh và phim hoạt hoạ Mỹ vào VN chiếu tự do trên Tivi. Đó là cách lâu dài cho thế hệ trẻ học tiếng Anh.

Vì bây giờ khối ASEAN đã gỡ rào kinh tế, giới trẻ VN mà kém tiếng Anh so với Campuchia hay Lào thì chẳng bao giờ có cơ hội tiốt cho đất nước.

Ý kiến bạn đọc
08/01/201621:17:33
Khách
Tôi có người quen, vợ là ký giả, người Mỹ sang Việtnam dạy tiêng Anh cho trẻ con cán bộ từ 5-13 tuổi. Nếu ó tiền học trường tư thì khá hơn. Còn trường của nhà nước chỉ dạy lây lệ và không cho phép xem chương trình TV hải ngoại, chỉ có cán bộ cao cấp ơi xem đuợc đải CNN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở giồng như trường hợp thầy giáo Nguyễn Văn T. đã tha lỗi cho học trò đâm mình, như bản tin của VienamNet cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Thế giới này vẫn còn đẹp một phần nhờ những tấm lòng vàng thánh thiện luôn luôn nghĩ, nói và làm vì người khác, những bữa cơm chay từ thiện tại Sài Gòn là biểu hiện quý giá của nghĩa cử cao đẹp này, như báo Người Lao Động cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Có phải vì nghèo quá hay vì đó là nét đặc biệt của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa mà người dân có thể làm bất cứ chuyện gì để kiếm lời không cần biết đến sức khỏe của người khác và lợi ích xã hội, nên mới có chuyện chế thuốc trị bệnh ung thư mà làm bằng “bột than tre,” như báo Người Lao Động cho biết hôm 10 tháng 4 như sau.
Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.
Đào Tấn là ông tổ hát bội Việt Nam. Ông sinh 3 tháng 4 năm 1845. Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam, từ trần năm 1907.
Ở trong đất nước xã hội chủ nghĩa VN với con người chỉ biết giành giựt để kiếm ăn và bao nhiêu tệ nạn xã hội, vẫn còn có những tấm lòng vàng còn quý hơn vàng thật. Đò là câu chuyện làm mềm lòng người về một nhân viên nhà quàng đã trả lại 2 lượng vàng cho người đã bỏ quên, theo bản tìn hôm 7 tháng 4 của báo Người Lao Động online.
Hữu Loan ra đời ngày 2 tháng 4, 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Và từ trần ngày 18/3/2010. Ông là một trong vài nhà thơ lớn của VN. Và bị chính quyền CSVN trù dập nhiều thập niên vì trong nhóm Nhân Văn Guai Phẩm.
Tưởng là Lào quốc muốn học gì ở Việt Nam… Hóa ra là học cách xét duyệt phong chức Giáo sư, Phó Giáo sư… Quả là chuyện lạ. Sao Lào không xin học theo Nhật hay Singapore về xét duyệt Giáo sư? Có trời mới biết chuyện gì đây.
Phiên tòa xử các nhà dân chủ kết thúc... Các bản án rất nặng. Bất kể quốc tế can thiệp. Có thời nào như thế không? Chỉ trừ thời Pháp thuộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.