Hôm nay,  

Tục Uống Trà Việt Nam

21/11/199900:00:00(Xem: 6861)
Bạn thân,
Tôi biết rằng bạn mê trà, một thói quen thời lang thang lao động Sài Gòn khi hai đứa mình chỉ còn niềm vui là vào quán trà bên đường vừa nhấp trà vừa hút thuốc lào. Nhưng đó là chuyện xa rồi. Bạn hẳn nơi xứ người cũng nghiên cứu về trà đạo của Nhật, của Trung Hoa, nhưng có thể không biết bao nhiêu về trà đạo Việt Nam (gọi vậy cho thiêng liêng một chút). Để tôi trích đoạn một bài viết về tục uống trà VN từ một báo quốc nội như sau.

Tục uống trà ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng qua bao sự thăng trầm, đến nay người ta vẫn chưa xác định được nó có từ bao giờ. ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Yên Bái), trên độ cao cả nghìn mét so với mặt biển, có một rừng chè hoang mà qua khảo sát, đến nay vẫn còn 40.000 cây chè dại mọc thành rừng, trong đó có 3 cây chè cổ thụ lớn nhất, trong đó có một cây ba người ôm không xuể, chiều cao từ 6 đến 8 mét. Rừng chè dại ở Lạng Sơn lại có những cây chè cao 18 mét.

Đã có những kết luận khoa học của học giả trong và ngoài nước, cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi cổ nhất của cây chè thế giới, cổ hơn cả chè Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ xưa đã dùng trà. Trà đã đi vào thi ca văn hóa cổ Việt Nam.

Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Ngày xưa một bộ đồ trà thường có bốn cái chén quân, một chiếc chén tống để chuyên trà. Nước pha trà lựa thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen trên mặt hồ, người ta đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sáng. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về một cách dùng trà hợp lý như “trà dư, tửu hậu”, “rượu ngâm nga, trà liền tay” (nghĩa là uống trà phải tấp nập hơn, nhanh hơn, nếu không trà sẽ chóng nguội, hương sẽ bay mất, vị không còn thơm ngon nữa...”. Lại có những người sành trà suốt đời chỉ uống trà “mộc” nghĩa là trà không ướp hương. Họ bảo: “Chè ngon xin chớ ướp hoa”. Tuy nhiên, nhiều gia đình Hà Nội cổ lại thích uống trà ướp sen, nhài. Đặc biệt trà sen là một thứ trà quý để tiếp khách rất thân thiết hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, ướp sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với “độ” hương cao nhất.

Ngoài trà ướp sen, nhài, người Việt Nam còn dùng trà ướp hoa sói, ngâu, cúc, lan. Ở nông thôn và Hà Nội, người bình dân hay uống chè xanh: lá chè tươi, rửa sạch, hãm trong nước sôi sủi tăm cá, nước chè thơm dịu, xanh ngắt. Uống chè bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu “sang” hơn, có chiếc chè lam hoặc kẹo “cu đơ” xứ Nghệ, hoặc kẹo bột, kẹo vừng, lạc thì thật đúng vị. Ở Nghệ An còn có tục uống “chè gay” hái cả cành lẫn lá hãm trong nước sôi. Chè được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống.

Ngày nay, trà là một thứ nước uống phổ biến ở Việt Nam. Mỗi gia đình có bộ ấm chén pha trà bằng sứ Hải Dương, sứ Trung Quốc hoặc gốm. Rất ít gia đình còn những bộ sứ Giang Tây hoặc bộ đồ trà cổ với những ấm, chén gốm màu gan gà, chén uống gọi là chén hạt mít. Tục uống trà ở quán nước ven đường, ven các giao lộ, các đô thị lớn; các chợ khá phổ biến ở Việt Nam khoảng hơn một phần tư thế kỷ nay. Trà pha sẵn trong ấm lớn, rót ra từng chén có khi chén sành, chén sứ. Bạn bè, khách khứa kéo ra quán dùng “trà chén”. Quán thường bán kèm thuốc lá, thuốc lào, có điếu hút thuốc lào, vài thứ kẹo bánh và có khi bán cả rượu. Ở Hà Nội có hàng vạn quán trà như vậy.

Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công thường gọi là “trà mộc” hoặc “trà sao suốt” hoặc “trà móc câu” (gọi là trà móc câu vì cánh chè sao quăn giống hình móc câu). Người sành trà lại bảo gọi là “trà mốc cau” mới đúng vì trà ngon thì ngoại hình “tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau”. Còn trà “sao suốt” nghĩa là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá.

Song trà dù được chế biến bằng cách nào, được uống bằng cách nào (độc ẩm, quần ẩm, song ẩm) vẫn biểu thị một thứ “đạo”. “Đạo trà” Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù vui, dù buồn, dù trời nắng, trời mưa, khách cũng không thể chối từ một ly trà nóng khi thân chủ trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà lại là một cách ứng xử văn hóa khác. Uống từng ngụm nhỏ để cảm thức hết các dư vị của trà, các hơi ấm toát ra từ hai tay dâng chén hoặc ủ nóng bàn tay, khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái, nhân tình, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ, cây. Dâng trà và dùng trà cũng là biểu hiện một phong độ văn hóa, sự thanh cao, sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hòa hợp và sự giảm bớt hoặc xóa đi những đố kị, thù hận. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tâm đắc cùng người đối thoại, tình yêu và học vấn.

Với nền văn minh hiện đại, trà như một thứ “phản đề” rất phương Đông đối với nhịp sống tốc độ. Đó là sự thư giãn, sự suy ngẫm hơn là hành động một cách hối hả, chính xác một cách máy móc.

Bạn thân,
Bạn thấy là chuyện trà thật tinh vi, không chỉ pha một bình ngồi nhâm nhi là đủ. Nó là một truyền thống, một nếp nghĩ của dân tộc. Và tôi thì cần một bạn trà cho những ngày này, khi thế hệ chúng mình bị đẩy ra ngoài lề hơn 2 thập niên rồi, và muốn có cùng một điệu giao cảm...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.