Hôm nay,  

Phụ Nữ Chạy Xe Ôm

20/11/199900:00:00(Xem: 6769)
Bạn,
Tại một số khu vực thuộc các quận vùng ven, huyện ngoại thành Sài Gòn, trong đội quân hành nghề chạy ôm, có cả một số phụ nữ. Để có khách chở, những nữ tài xế xe vận tải hai bánh này này cũng phải vất vả ứng trực tại các ngã ba, ngã tư đường, hoặc ở cửa ra vào các bến xe. Do hành nghề chui, không gia nhập hợp tác xã, đội xe nào ở địa phương, nên họ không có bến đậu để chờ khách và có lúc bị các đồng nghiệp cự nự vì tranh mối khách. Về địa bàn hoạt động, các nữ tài xế này chỉ đón khách, chở khách trong giới hạn ở vùng ngoại ô, một phần vì đa số cư ngụ ở đây, một phần vì nội ô có quá nhiều nam tài xế xe ôm. Trên lộ trình chở khách, họ thường gặp nhiều “sự cố” nghề nghiệp và có khi bị đánh ghen như những câu chuyện sau đây do một phóng viên Sài Gòn ghi lại:

Vừa ra khỏi bến xe miền Đông, tôi định ra trạm xe buýt đón xe, thì một giọng nữ bên kia đường vọng qua: Anh ơi, đi xe ôm không. Tưởng chị nào giỡn chơi, tôi không trả lời và bỏ đi. Không ngờ bà chị đánh xe qua, tiếp tục đề nghị: Anh về đâu, tui chở về cho. Sau một thoáng ngỡ ngàng, tôi hiểu ra: chị ấy chạy xe ôm. Trên chiếc xe cà tàng, dung nhan trùm kín mít, trông mấy chị xe ôm chẳng khác gì quý bà ở Ápganixtan. Phần đông họ đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Chị N.T.H chạy xe ôm ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, tâm sự: Trước kia tui đã làm đủ nghề, nhưng không đủ nuôi mấy đứa nhỏ, đành đi mượn thêm tiền sắm chiếc xe Dame chạy. Ngày nào cũng kiếm được vài chục. Khách của chị đa số quen trong xóm, còn người lạ thì ít ai nghĩ là chị chạy xe ôm. Có lúc ế quá cũng chạy lòng vòng kiếm khách chỉ dám hỏi mấy cô, ông bà già hay mấy đứa nhỏ. Ngại mời mấy ông thanh niên lắm. Do các nỗi ngại ngùng đó, mà các chị cũng mất khá nhiều khách về tay mấy ông xe ôm, thu nhập cũng thấp hơn cánh đàn ông. Chị H than: Đàn bà chạy xe ôm cực lắm anh ơi. Mưa nắng bụi bặm nên bệnh lên, bệnh xuống. Chị N.T.Y, nhà ở ngã tư Phước Thái quận 9 cho biết, do một lần ông xã cũng chạy xe ôm bị bệnh, nhưng có người trong xóm đến nhờ chở, thấy khách quen chị mạnh dạn thay chồng “cầm lái”. Sau đó, thấy chạy xe ôm không có gì ghê gớm cả, chị tạm gác nghề nội trợ ra xa lộ hành nghề. Mới đầu, còn ngại ngùng, chị Y giao ước với chồng: Hễ khách nam ông chở, còn đàn bà thì tui chở, nhưng sau một thời gian khách nào chị cũng rước tuốt. Còn chị N.T.B.L, ở trước chùa Liên Viên Thủ Đức cho biết: một hôm chiếc xe Honda cánh én của chị dựng trước nhà, một vị khách lỡ đường, tưởng là xe ôm, bèn gọi chở. Sau một hồi tranh thủ tư tưởng, sẵn lúc rảnh rang, chị quyết định liền một phen. Từ đó chị gắn bó với nghề xe ôm tròm trèm đã ba năm. Ngoài những nữ tài xế xe ôm chuyên nghiệp trên, không ít chị hành nghề xe ôm có tính chất tài tử: tận dụng thời gian trống để kiếm thu nhập. Nhưng chị T.T.V.A-An Phú quận 2, có nghề may gia công, khi nào hết hàng thì lấy xe lạng vài vòng tìm khách, kiếm thêm chút đỉnh đóng hụi. Phương tiện hành nghề của mấy chị xe ôm thường là những chiếc xe 100 năm tận dụng như Suzuki, Yamaha, BS, xịn hơn là Dam, cánh én. Chạy những chiếc xe quèn như vậy theo mấy chị là để tránh bọn giang hồ để ý.

Bạn,
Phần đông phụ nữ chạy xe ôm đều trên dưới 40 tuổi, tưởng như thế đã tạm yên thế nhưng cũng gặp nạn. Một chị kể lại: Nhiều cha cà chớn, ngồi sau tay “chưng” quờ quạng. Lúc đó vừa tức, vừa chỉ muốn quăng mấy chả xuống đường. Có chị còn bị oan ông địa, một hôm chị chở khách, không ngờ vợ người này bắt gặp, cho là hai người léng phéng với nhau, làm huyên náo cả góc đường. Cũng có chị lại bị chồng ghen tuông, đôi khi cấm vợ chạy xe luôn. Nghề xe ôm đối với nam giới đã cực, đối với phụ nữ càng vất vả hơn, một số chị tâm sự: cực chẳng đã vì hoàn cảnh mới chạy xe ôm!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.