Hôm nay,  

Đại Nạn Phong Bì

12/10/201500:00:00(Xem: 3367)

Chuyện phong bì nơi nào cũng có, đó là lời than phiền bây giờ cứ nghe hoài. Tuy nhiên, trước năm 1975, không hề nghe tới chuyện phong bì... Tớí nổi, hồi đó ký giả khi đói quá phải bị gậy đi ăn mày. Cũng chỉ là biểu tượng ăn mày thôi... chứ thời đó, ký giả là trí thức vương giả, đâu có như bây giờ, học xong Cử nhân kiếm việc hoài không ra.

Báo Tuổi Trẻ hôm 4-10-2015 có bản tin “Doanh nhân Việt ám ảnh nạn phong bì” -- cho thấy rằng doanh nghiệp VN bị cán bộ hút máu tới kiệt lực...

Vậy rồi, làm sao vào biển lớn TPP nổi?

Bản tin TT có mấy điem ghi nhận:

“Đến Ngày doanh nhân VN, doanh nghiệp được mời ăn vẫn phải nghĩ đến việc đưa phong bì. Rừng văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng khiến doanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào...

Đó là những lời nói thẳng của nhiều cử tọa tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” ngay trước thềm lễ vinh danh tại giải Sao vàng đất Việt 2015 của Hội Doanh nhân trẻ VN (chuẩn bị cho Ngày doanh nhân VN 13-10).

Hàng tràng pháo tay bất ngờ vang lên của các doanh nhân ngồi bên dưới ngay sau những lời nói thẳng đã phần nào diễn tả nỗi niềm của doanh nhân thời nay.

Được mời cũng phải lo phong bì

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, kể khi làm việc với một doanh nghiệp Nghệ An mới đây, vị này cho hay nhân Ngày doanh nhân VN 13-10, một bí thư xã mời tám doanh nghiệp đi ăn cơm, xả chiêu đãi. Tám vị thì có đến bảy vị nói phải chuẩn bị phong bì. Dù cuối cùng tất cả quyết định không ai mang phong bì nhưng theo ông Lộc, nhiều doanh nhân đã hằn sâu tư tưởng cứ đến chính quyền phải mang phong bì.

“Cần làm sao để doanh nhân đến chính quyền cảm thấy được tôn trọng” - ông Lộc nói.

Kể câu chuyện ở New York (Mỹ), đi ở đường phố dễ dàng nhìn thấy những điểm đỗ “chỉ dành cho xe thương mại” chứ không phải xe của chính quyền, ông Lộc đánh giá: “Cả xã hội họ dành ưu tiên nhất cho kinh doanh. Đó là cách làm đất nước mạnh giàu”.

Ông Lộc cho rằng cần coi doanh nghiệp tư nhân là động lực, là đầu tàu của nền kinh tế và theo ông, doanh nhân tạo việc làm cho cả ngàn người thì tỉnh phải có khen thưởng. Ai tạo việc làm cho cả vạn người dân VN, tức lo cho cả vạn gia đình, thì cần phải phong anh hùng và điều đặc biệt là những người này phải được bảo vệ, tôn vinh. Tuy nhiên, ông Lộc tự đánh giá “tư duy này chưa thành tư duy của nhiều công chức địa phương, nên họ ứng xử khác...”(ngưng trích)

Làm sao bây giờ? Tại sao trước 1975 không có nạn phong bì?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.