Hôm nay,  

Độc Chiêu Phá Nát Đô Thị

10/7/201500:00:00(View: 3740)

Hóa ra tham nhũng có độc chiêu. Cũng là nhờ các quan tham nhũng.

Bái viết tựa đề “Các thành phố Việt Nam còn bị phá nát đến bao giờ?” của tác giả Nguyễn Đình Ấm trên mạng Bauxite VN kể chuyện tham nhũng mà an toàn, trích:

“Vừa qua VTV1 và hàng loạt cơ quan truyền thông của đảng CS đưa tin: Nguyên nhân nhà 8b Lê Trực cao hơn 16 m, rộng hơn 6.000 m2 so với giấy phép là do cơ quan chức năng phường, quận “không xử lý kiên quyết, dứt điểm”.

Tôi cam đoan nếu giở lại ngàn, vạn, chục vạn… hồ sơ xây dựng không phép, sai phép ở Hà Nội cũng như các thành phố ở Việt Nam (có lẽ trừ Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh lãnh đạo) thì hầu hết có hiện tượng này. Tức các công trình không / sai phép đều bị phạt thậm chí ra lệnh ngừng thi công nhiều lần nhưng cuối cùng công trình vẫn hoàn thành, tồn tại. Hiện tượng này được gọi là cách quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” của thời đại tham nhũng là “quốc sách” đã diễn ra từ nhiều chục năm nay.

Theo quan sát và phản ánh của nhân dân, những người hoàn thành trót lọt một ngôi nhà, cái cổng, cái hố xí… không, sai phép là như thế này: Bước đầu chủ đầu tư lén gặp “cơ quan chức năng” hoặc người môi giới thỏa thuận cách thức tiến hành, giá cả (từ vài triệu, chục triệu, trăm triệu, vài tỷ… tùy quy mô công trình) để xây công trình. Khi đã thỏa thuận, trao tiền xong, gia chủ cứ việc xây. Khi công việc xây móng đang tiến hành thì cơ quan chức năng “phát hiện” sốt sắng đến lập biên bản, phạt vài trăm ngàn, vài triệu đồng (tùy công trình lớn, nhỏ) đúng quy định có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Sau khi “chức năng” ra về chủ đầu tư vẫn tiến hành xây như không có chuyện gì xảy ra. Khi công trình xây lên một hai tầng thì “chức năng” lại “ập đến” lập biên bản dừng thi công lần nữa nhưng gia chủ vẫn cứ tiến hành công việc. Với công trình lớn hàng chục tầng thì “chức năng” kiểm tra, phạt chiếu lệ vài lần, có khi cả chục lần. Theo phản ánh của những người xây nhà không, sai phép xin dấu tên thì những năm 2012 đến nay ở các quận nội thành Hà Nội xây một nhà sàn rộng 60-70 m2, ba tầng trên đất hợp pháp nhưng chưa có sổ đỏ thì giá “trọn gói” không hóa đơn là 150 triệu đ. Đất lấn chiếm, lưu không 300-400 triệu đ. Cũng có những trường hợp “chức năng” thu theo tầng. Trừ phần móng “nặng đô” 100-150 triệu đ sau đó cứ mỗi tầng thu 50 triệu đ (không hóa đơn)… Điều này giải thích tại sao ở nhiều nơi nhất là ở khu tập thể của cán bộ nhân viên ngành hàng không Việt Nam khu vực sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất (chắc chắn nhiều nơi khác cũng như vậy)… phần lớn xây nhà từ khi không có sổ đỏ (tức không được cấp phép xây nhà kiên cố cao tầng) nhưng nay hầu hết nhà cửa nguy nga, bệ vệ, ung dung là như vậy.

Đây là kịch bản lý tưởng để tham nhũng hoành hành, vớ bẫm mà vẫn an toàn gần như 100%...”(ngưng trích)

Bài viết còn dài, có thể đọc ở đây:
http://boxitvn.blogspot.com/2015/10/cac-thanh-pho-viet-nam-con-bi-pha-nat.html

Hóa ra, tham nhũng kiểu gì cũng có giá trọn gói.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
Đổ ra nơi cạn nước chung quanh? Hay đổ ra biển? Giải pháp bơm có phải là ưu thắng chăng? Nếu bơm được, tại sao Venice chịu ngập mấy trăm năm nay?
Như thế là chiến tranh không tuyên chiến... vì Việt Nam trở thành con tin của Trung Quốc rồi sao? Nghĩa là, nhiều khi phải níu áo đàn anh Phương Bắc để theo quy chế xin-cho hay sao?
Trung lưu? Thành phần trung lưu? Có bao nhiêu người Việt tự nhận là trung lưu? Nghĩa là, không nghèo mạt rệp, không giàu xụ?
Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam,
Anh Ba Sàm là người truyền thông tuyệt vời, khi sáng lập mạng Anh Ba Sàm, chủ trương đưa ra nhiều thông tin đa chiều vì anh tin rằng cần khai dân trí trứớc, dân chủ tất nhiên sẽ tới sau.
Nhưng nói rằng “đầu hàng các cô” chỉ là văn chương, thực tế là “đầu hàng lòng dục” của quý ông, những người muốn đi chệch từ phố đèn xanh sang phố đèn đỏ.
Có vẻ như nền giáo dục đại học Việt Nam đầy cạm bẫy. Và không mấy ai hiểu nôi bộ ở cấp giáo dục đaị học này. Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nói rằng thủ tục giấy tờ Việt Nam làm khó các nhà đầu tư muốn thiết lập đaị học tại VN, kể cả Đại Học Harvard cũng không cách chi chen chân được.
Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...
“Đại gia Đặng Thanh Tâm "đuổi" toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương do trường không còn nguồn thu, thâm hụt trầm trọng vốn pháp định do cổ đông đầu tư..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.