Hôm nay,  

Chuyện 1 Dòng Tu Ở Saigon

7/2/200000:00:00(View: 6836)
Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo có hai cộng đoàn tại Thành phố Sài Gòn với 9 tu sĩ, 8 tập sinh và một thỉnh sinh. Hai trong số tu sĩ là Linh Mục.

Linh Mục Bảo Tịnh Vương Đình Bích, Giám Tỉnh của Dòng, nói rằng một phần ba trong cộng đoàn sẽ thành lập trung tâm tại miền cao nguyên để chăm sóc cho dân tộc thiểu số.

“Chúng tôi muốn sống mối phúc nghèo trong khung cảnh của người Việt Nam.”
Cha Bích giải thích rằng tu sĩ dòng Anh Em sống tình liên kết với đồng bào địa phương hơn là sống riêng biệt trong tu viện. Tại địa phương, cộng đoàn anh em gồm có 7 người hoặc ít hơn sẽ sống trong một căn nhà nhỏ trong xóm nghèo.

Cha cũng nói thêm, tu sĩ (dòng Anh Em Đức Bà Người Nghèo) cam kết để chia sẻ vật chất cần thiết với nhau dựa trên căn bản bình đẳng và theo tinh thần nghèo khó trong Phúc Âm.

“Nằm trong xóm nghèo, nhà của chúng tôi sẽ mở cửa đón nhận tất cả mọi người đến với chúng tôi. Một Tu viện truyền thống thường là một căn nhà lớn nhưng chỉ dành cho một số giới hạn các tu sĩ”.
Cha Bích năm nay đã 72 tuổi cũng nói thêm, “Chúng tôi cố gắng tránh mọi cám dỗ của tính trưởng giả thường bị lôi kéo bởi những biệt thự lớn.”

Cha nói thêm dòng Anh Em thường nhắm đến phần chính là các công việc xã hội và mỗi tu sĩ của Dòng được khuyến khích để tham dự các khóa huấn luyện chuyên môn trong vài dịch vụ để có thể đáp ứng tới nhu cầu của đồng bào.

Cha cũng giải thích, tu sĩ Dòng không dính dáng tới các nghề nghiệp có tính cách chuyên gia cao cấp, nhưng họ có thể khởi xướng theo tính cách cá nhân những đề án hay những chương trình. Họ cùng làm việc với nhau không phải cho họ nhưng cho đồng bào.

“Chúng tôi muốn đề xướng sự giúp đỡ nhau qua lại, đó là một cá tính đặc biệt của người Á Châu. Tuy nhiên, mọi cố gắng để làm nổi bật tinh thần nghèo khó, có thể coi thường tới cội rễ gây nên khoảng cách giữa giàu và nghèo”.

Cha Bích là người đã từng chạy xe xích lô máy vào thập niên 1970 cũng giải thích thêm, “Chúng tôi có thể học rất nhiều nơi người hàng xóm không phải là Kitô hữu, họ là những người mà Công Giáo thường gọi là “người lương”, hay người không tín ngưỡng, trong lúc người lương theo từ có nghĩa là người “lương thiện”.

Cha cũng nói thêm KiTô hữu phải học từ Chúa Giêsu, là Đấng đã làm nhiều điều trong suốt thời gian ba năm sống công khai, thường trong những nơi riêng biệt hay ít nhất những nơi công khai ngoài đền thờ xứ Giuđê.

Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo được thành lập từ Pháp từ năm 1956 bởi Linh Mục Ermin de Clerck, trước Ngài là Tu Sĩ dòng Biển Đức, để đáp ứng lời kêu gọi của Công Đồng Vaticanô 2 canh tân đời sống tu viện theo tinh thần nghèo khó. Hiện tại Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo hiện có tu sĩ tại Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu La Tinh và Âu Châu.

Linh Mục Vương Đình Bích gia nhập Dòng trong thời gian tu học tại Pháp từ 1954 và 1961. Ngài thành lập Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tại Việt Nam từ năm 1970.

(VietCatholic News)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.