Có Phải Im Lặng Là Vâng Lời?
Hay im lặng là đối kháng thầm lặng?
Có phải dân Việt Nam dang nín thở qua sông dưới bàn tay sắt của CSVN?
Nhiều phần, im lặng có khi là truyền thống, có khi để giữ thân mình. Chỉ vì, quyền tự do phát biểu không được tôn trọng. Và do vậy, nói nhiều là tự hại thân mình.
Riêng với giới sinh viên, im lặng là vàng, vì nói linh tinh là sẽ mất điểm.
Đối với sinh viên: im lặng là vàng… như dường đúng hơn cả.
Váo Tuổi Trẻ năm 2014 từng nêu vấn đề: Liệu đây có phải là thực trạng của sinh viên trong việc tiếp nhận thông tin: chỉ thích nghe một chiều, không có ý kiến lẫn phản biện lại?
Thực tế, đó là do phương pháp học “thầy đọc, trò chép”?
Bản tin TT ghi lời Theo ThS xã hội học Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên ĐH KHXH&NV TP.SG), vấn đề trên có thể được lý giải:
“Văn hóa Á Đông và VN đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, do đó tính cá nhân dần mờ nhạt” - bà phân tích. Trải qua nhiều ý thức hệ, yếu tố này làm cá nhân bị ràng buộc trong một khuôn mẫu cứng nhắc, cá nhân không được tự do thể hiện chính mình do sợ bị cộng đồng chỉ trích, phê phán... “Chưa kể là phương pháp học truyền thống “thầy đọc, trò chép” ăn sâu từ tiểu học đến đại học dẫn đến sự thụ động, ngại phát biểu, thể hiện quan điểm ở người học.
Đó là chuyẹn sinh viên. Vậy nhưng, tại sao đại biểu quốc hội cũng tự im lặng?
Câu hỏi cụ thể là: Tại sao đại biểu quốc hội không phát biểu?
Báo Người Đô Thị nêu lên hôm 306-2015, khi ghi nhận rằng vào vào ngày 30.6, tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 3 tại TP.SG gồm các đại biểu: Huỳnh Thành Lập, Trần Thanh Hải, Phạm Văn Gòn đã tiếp xúc cử tri quận 6 để báo cáo kết quả về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Bản tin kể là tại buổi tiếp xúc, cử tri Lương Lâm (phường 4, quận 6) đã bày tỏ: ông theo dõi qua ti vi, thấy Đại biểu đoàn Tp.SG phát biểu mạnh, nhiều hơn các đoàn khác. Nhưng một số đại biểu không thấy phát biểu gì hết? “Kỳ quá!”
Bản tin Người Đô Thị kể:
“Trả lời thắc mắc này, Đại biểu Huỳnh Thành Lập lý giải: “Hội trường không phải một mình mình, không phải muốn phát biểu là phát biểu, phải đăng ký, phải phân công.
Như khi nói về điều 60 luật BHXH, phải để cho đồng chí Trần Thanh Hải, phó chủ tịch liên đoàn lao động nói. Chứ tôi nói rồi làm sao ổng nói nữa. Mà do người bấm, nhiều khi bấm giỏi thì được nói, còn nếu bấm chậm hơn, ra tới số thứ tự mấy chục thì đâu có cơ hội để nói.
Ông Lập chia sẻ thêm: “Sáng không dám đi đâu, ngồi canh cái chuông, chuông reo lấy tay để bấm, bấm liên tục. Mới vô được, chậm một giây thôi là đi tuốt luốt ra phía sau”….”
Có thực là các quan có điều gì muốn nói với quốc hội?
Nếu không nói kịp ở hội trường, tại sao không về viết bài cho báo chí?
Hay thực sự, các quan chức cũng chỉ là một kiểu sinh viên tóc trắng: thay vì “thầy đọc, trò chép”…. Nơi đây là, “Bộ Chính Trị đọc, đại biểu quốc hội chép”…
Không lẽ vì chuyện xếp hàng chờ nói ở Quốc hội lại cản trở nổi người có tâm huyết?