Hôm nay,  

Có Thực Có Lời Nguyền?

01/07/201500:00:00(Xem: 4614)

Lời nguyền thường là cái gì rất là nghiêm trọng. Nghĩa là, suy nghĩ rất kỹ, người ta mới đưa ra lời nguyền.

Ví như, lời nguyền giữa các cặp tình nhân. Có khi vì lời nguyền, mà phải đi tìm nhau nhiều kiếp.

Cho nên, ông bà mình nói, “sơn minh hải thệ,” nghĩa là viện ra cả núi, cả biển -- những gì rất là khổng lồ, để thốt lên lời thề.

Ca dao có nhiều nói về lời thề nguyền giữa các cặp tình nhân:

Đôi tay nâng lấy đồng tiền
Bẻ ba bẻ bốn thề nguyền lấy nhau…

Hay:

Duyên ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau…

Hay:

Một con sông nước chảy hai dòng
Một đèn hai ngọn chàng trông ngọn nào?
Chàng trông ngọn thấp hay là ngọn cao
Chàng trông ngọn nào chàng chỉ tay lên.
Bấy lâu gắn bó thề nguyền
Bây giờ lơ lửng như thuyền đứt dây…

Tuy nhiên, có những lời nguyền đè nặng nhiều thế kỷ đối với một dân tộc. Như chuyện bác Nguyễn Đình Cống viết qua bài “Lời Nguyễn Xuyên Thế Kỷ” trên Bauxite VN. Kể về lời nguyền của dân tộc Chăm, tức Chiêm Thành. Tác giả Nguyễn Đình Cống kể:

“…Nước Chăm pa (Chiêm thành) đã từng là một Quốc vương hùng mạnh trong thời gian dài. Vào thế kỷ 15 vua Chế Bồng Nga của Chăm pa vài lần đem thủy quân ra tấn công vào Thăng Long, triều đình nhà Trần đã phải bỏ chạy lánh nạn, kinh thành bị tàn phá. Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Chu sai quân đánh Chăm pa, vua Chăm là Bà Tranh bị bắt giam và chết ở Hòn Chén. Trước khi chết, vua Bà Tranh có lời nguyền sẽ báo thù không những giòng dõi chúa Nguyễn mà cả dân tộc Việt. Biết được lời nguyền đó, nhằm làm giảm nhẹ hậu quả của nó, chúa Nguyễn đã để cho người Chăm được hưởng chế độ tự trị. Năm 1832, dưới triều Minh Mạng người Chăm khởi nghĩa, định giành lại độc lập. Cuộc khởi nghĩa thất bại, vua Minh Mạng bãi bỏ chế độ tự trị của người Chăm, nước Chăm pa hoàn toàn bị xóa sổ. Một đất nước hùng mạnh, có nền văn hóa rực rỡ một thời gian dài bỗng dưng bị tiêu diệt chỉ vì sai lầm của một số vị vua chúa, chỉ lo đến quyền lợi của cá nhân và hoàng tộc mà coi thường quyền lợi của dân tộc, để cho nạn tham nhũng, nạn mua quan bán tước hoành hành, (ngày nay người ta gọi là vì lợi ích nhóm). Nhân dân bị oan khuất tràn lan, mất niềm tin vào bề trên. Chăm pa mất nước còn vì triều đình ngu muội, mắc phải mưu mô xảo quyệt của nước láng giềng đang muốn bành trướng.


Tôi không có đủ cơ sở khoa học, không có đủ bằng chứng vật chất của lời nguyền, chỉ nhận thức được bằng trực giác của tâm linh. Tôi viết ra không nhằm chứng minh một vấn đề khoa học mà chỉ là trao đổi một cảm nhận. Vị nào thấy phù hợp và có điều kiện thì tìm hiểu thêm, vị nào không tin, cho rằng không có bằng chứng thì tôi cũng không dám cãi.

Lời nguyền của vua Bà Tranh năm 1653, nhờ sự sám hối của chúa Nguyễn Phúc Chu, để dân Chăm tự trị mà được hóa giải một phần. Tuy vậy nó vẫn phảng phất trong tâm linh của một số thủ lĩnh người Chăm. Năm 1832, trước khi chết, vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa đã dựa vào nỗi oan khuất của cả dân tộc, vận dụng hết năng lượng tinh thần, cầu nguyện thượng đế và các vị anh linh chứng cho lời nguyền có nội dung sau: “Triều Nhà Nguyễn độc ác đối với dân Chăm rồi sẽ bị trừng phạt. Dân tộc Việt cậy mạnh hiếp yếu rồi sẽ bị các nước mạnh hơn áp bức, lợi dụng, làm tay sai cho họ, nội bộ sẽ chia bè phái chém giết lẫn nhau”. Điều kiện hóa giải lời nguyền là: “Khi nào dân Việt biết tôn trọng người Chăm và tổ tiên họ như người Chăm mong muốn và biết sám hối về những sai lầm mắc phải trong lịch sử”…”(Trích: http://boxitvn.blogspot.com/ )

Có thực hay không? Có phải vì lời nguyền đó, mà cuộc nội chiến của dân tộc Việt đã bùng nổ tàn khốc, và tàn khốc tới mức Miền Bắc trả thù Miền Nam bằng cách đẩy cả triệu người vào trại cải tạo, và làm cả triệu người chạy ra biển, trong đó có vài trăm ngàn người vùi xác đáy biển?

Bác nào có sách cổ văn Chămpa về lời nguyền rùng rợn này không? Nhà thơ Inrasara tuyệt vời của sắc tộc Chăm, nhưng viết bằng tiếng Việt, có nghe gì về lời nguyền này không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.