Hôm nay,  

Những Số Liệu Về Bệnh

5/18/201500:00:00(View: 3569)

Đáng ngại... nhìn đâu cũng thấy bệnh.

Báo Lâm Đồng đăng bản tin VnMedia với tưạ đề “200.000 ca ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước ô nhiễm...”

Trong khi đó, thông tấn VOV có bản tin “Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư.”

Báo Lâm Đồng/VnMedia ghi nhận hôm 14-5-2015:

“Trung bình mỗi năm cả nước có tới 9000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà nguyên nhân bởi sử dụng nước bị ô nhiễm.

Đó là công bố của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường tại hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước” vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.”

Đặc biệt bản tin này ghi nhận danh sách:

“10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất

Dưới đây là danh sách 10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất theo khảo sát của dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của VN” công bố:

1. Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa, TP Hà Nội.

2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5. Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.”

Hà Nội có 2 làng... Có vẻ như thủ đô Hà Nội lúc nào cũng đòi có đỉnh cao kỷ lục.

Trong khi đó, thông tấn VOV ghi nhận hôm 15-5-2015:

“Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư

Đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

Một trong những thông tin được nhiều người quan tâm là số người tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 75% số trường hợp tử vong trong cả nước.

Các báo cáo tại hội thảo cho biết, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn và đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 người tử vong, trong đó có tới 380.000 trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 75%. Riêng bệnh ung thư, mỗi năm nước ta có khoảng 120.000 trường hợp tử vong, đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn...”(ngưng trích)

Bệnh không lây nhiễm là gì? Như bệnh tim mạch.

VOV ghi lời Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch cũng đang ở mức báo động: “Tại Việt Nam tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ngày một tăng. Những năm 1960, tỷ lệ này là 1%, đến giai đoạn 1976-1990 là 11%, năm 2003 là 16,3% và 5 năm sau là 25%. Đây là yếu tố lớn nhất gây tử vong về tim mạch. Tử vong về tim mạch là tử vong lớn nhất so với số ca tử vong do các bệnh lý khác. Trong các yếu tố nguy cơ này thì chế độ ăn uống chiếm tới 40%”.

Phòng ngừa bênh ra sao?

Bản tin nói, nếu kiểm soát được các yếu tố nguy cơ sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% các bệnh ung thư…

Bản tin cũng nói, có 4 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến các bệnh không lây nhiễm, đó là hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Thôi thì, đành vậy, dân mình uống rượu bia nhiều nhất thế giới thì phải?

Dân mình ngồi một chỗ chơi game nhiều hơn là ra sân thể thao thê dục? Thưc5 tế, có thấy sn nào gần nhà đâu.

Dân mình ăn đủ thứ đôc hại phải không? Đúng vậy, bàn tay Trung Quốc đấy...

Biết là bệnh, mà không tránh nổi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.