Hôm nay,  

Những Hủ Tục Ở Việt Nam

21/06/199900:00:00(Xem: 14244)
Xin khoan nói nới các hũ tục trong làng Ba Đình của các quan lớn CSVN, nơi đây chúng ta chỉ nói thuần túy về các sắc dân thiểu số miền núi, nơi nhiều hủ tục vẫn gây họa lớn trong đó báo quốc nội đã liệt kê vài hủ tục như sau.
Tục thiên táng
Người Giẻ Triêng ở Đăk Long, Đak Glei (Kon Tum) vẫn còn tục thiên táng. Những người chết trong buôn đều được mang vào rừng Vai Trang để “treo”.
Trong khu mộ của dân tộc này có hơn 100 cỗ quan tài được đặt ở các tư thế khác nhau. Không ai được phép đặt chân đến khu vực này, nếu không “con ma sẽ theo về nhà”. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà những cỗ quan tài “treo” này được che chắn hay không. Nhưng hiện nay, cùng với sự hủy hoại của thời gian, các xác chết này bị phân rã rất mạnh, khiến khu rừng bị ô nhiễm trầm trọng.
Thảm nạn ma lai
Đó là một trong những hủ tục còn tồn tại từ rất lâu đời của các dân tộc ít người Tây Nguyên. Người ta quan niệm, ma lai mang đến cho con người những hiểm họa kinh hoàng, gây chết chóc, bệnh tật cho mọi người trong buôn làng. Những người bị tình nghi là ma lai sẽ bị kiểm tra bằng những hình thức rất dã man. Người ta bắt người bị tình nghi lấy chiếc vòng đồng trong một nồi nước đun sôi. Hay một hình thức thử khác, họ đào một chiếc hố sâu, chất củi đốt cháy bùng bùng và buộc người bị tình nghi nhảy qua.
Dã man hơn, người ta còn đun chảy chì và bắt người bị tình nghi dí tay vào đó. Tất cả những kiểu thử này, nếu người bị tình nghi không làm được đều bị coi là ma lai. Hủ tục man dại này đã khiến cho nhiều người bị chết oan.

Cưới vợ cho người chết
Ở một số vùng nông thôn nước ta còn tồn tại những hủ tục kiểu này. Khi con gái trong nhà đã quá tuổi mà không lấy chồng, các ông bố bà mẹ đều nghĩ rằng: “Có lẽ chúng bị nguời âm theo đuổi” ("). Vì lẽ đó mà họ đi xem bói, xem ngày để làm lễ cưới và đốt hình nhân thế mạng với chủ ý dùng hình nhân đó để thay thế con gái mình gả cho người âm. Lúc đó, mới hy vọng cô con gái sẽ lấy được chồng vì tên “người âm” kia không còn theo đuổi nữa.
Phải xem ngày tốt mới được chôn
Người Dao Đỏ ở bản Nà Cháo, xã Cốc Đán, Ngân Sơn có tục lệ: “Người chết không được chôn ngay mà phải chờ đến ngày tốt mới được mang đi”. Thầy cúng trong bản là người duy nhất có thể biết được ngày nào tốt. Cũng vì hủ tục này mà có người chết để đến hơn 100 ngày vẫn chưa được phép mang chôn. Người sống sợ rằng, nếu hạ huyệt, họ sẽ gặp những trường hợp rủi ro như lụn gia bại sản, con cháu chết sớm, bệnh tật...
Hôn nhân anh em chồng, chị em vợ
Một số dân tộc ở Tây Nguyên như Ba na, Êđê... còn duy trì hủ tục này. Sau khi chồng (vợ) chết, người vợ buộc phải lấy em chồng (vợ) để duy trì nòi giống. Ngoài ra, khi người bố chết, con trai có quyền lấy vợ lẽ của bố. Đặc biệt, khi chú chết, cháu trai có quyền lấy vợ của chú.
Đó là mới nói sơ qua miền núi. Nếu bạn có về các tỉnh, thành thì vẫn thấy nhiều hủ tục lạ đời khác -- kể cả hủ tục “đầu tiên” tức “tiền đâu” mà chúng ta ưa bị hạch sách. Dĩ nhiên, kể làm gì các hủ tục của đảng ta, khi họ bất kể gì tới nỗi đau của dân mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.