Hôm nay,  

Lừa Đảo Nhà Chùa?

10/30/201400:00:00(View: 4791)

Hôm nay được email của Cư sĩ Minh Mẫn từ Sài Gòn, kể nhiều chuyện lừa đảo ở sân chùa, nhưng khi khiếu kiện lại có vẻ như xảy ra chuyện công an bao che cho kẻ gian.

Nhiều chuyện và nhiều nơi, nơi đây chỉ xin trích ngắn gọn một phần thư của Cư sĩ Minh Mẫn, may ra “đèn trời” có thấy:

“NHỮNG VỤ LỪA ĐẢO

Lừa đảo là hành vi trở thành bình thường trong cuộc sống hiện nay. Xã hội văn minh thì lừa đảo theo văn minh, nhưng dẫu sao vẫn được luật pháp bảo vệ quyền lợi người dân một cách nghiêm minh chặt chẽ. Trong xã hội bán khai thì việc lừa đảo như một nhu cầu để tồn tại của giai cấp thiếu ý thức, vô đạo đức, người bị hại là thành phần dân dã chân chất, thật thà và có đạo đức. Lừa đảo có cùng bản chất của ăn cắp, ăn cướp và nhiều tật xấu của tội ác.

Trên trang mạng và báo giấy tường thuật về vụ ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở đúc chuông tại Bà Rịa,Vũng Tàu đã lừa gạt nhiều chùa hàng trăm triệu về vụ đúc đại Hồng chung mà không thực hiện; gần đây nhất, nạn nhân là Tịnh xá Ngọc Tuyền do sư cô Thích Nữ Độ Liên trụ trì tại Hốc Môn, TP HCM. Đơn kêu cứu đã được Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng – phó Tổng cục trưởng TCCS PCTP thuộc bộ Công an chuyển xuống cơ quan CSĐT Bà Rịa Vũng Tàu được đại tá Ngô Kiên ký nhận; nhưng CQCSĐT huyện Tân Thành BRVT, Thiều tá Nguyễn Đình Dương, đội phó đội CSĐT bảo: “Ông Tuấn không có tội, vì vẫn còn ở địa phương, chẳng qua sự thỏa thuận hai bên, ông Tuấn chưa làm chuông, chứ không phải lừa gạt hay chiếm đoạt tài sản gì hết”. Đây là câu nói vô ý thức và mờ ám, vì vẫn còn ở địa phương mà không có tội??? chưa làm chuông đúng hợp đồng là đã vi phạm sao gọi là không lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản? 5 tháng, một năm, 10 năm... chưa thực hiện đúng theo hợp đồng thì không phải lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân hay sao? Lời phát biều của cơ quan chức năng địa phương như thế phải chăng có vấn đề mờ ám?


Chẳng những thế, ông Tuấn không đến theo lời mời của cơ quan CSĐT, còn dẫn hàng chục người đến hành hung nhà chùa mà chính quyền xã Tân thới Nhì-Hốc Môn không giải quyết thỏa đáng, bắt nhà chùa, những người bị hại viết tường trình trong lúc nhóm ông Tuấn xỉ vả mắng chửi nhà chùa trước mặt công an. Ông Phạm văn Xoàn trưởng công an xã, buộc nhà chùa ký nhận khống 100.000.000 tiền đặt cọc đổ chuông mà thực tế không đưa tiền lại cho nhà chùa. Nhà chùa không ký, ông Xoàn hăm dọa quay phim tung lên mạng. Đây là việc làm công tâm và chính đáng của cơ quan chức năng sao? Việc nhóm người đến hành hung nhà chùa, gây mất trật tự địa phương, công an không xử mà lại xen vào tiền đặt cọc bắt nhà chùa ký nhận khống là thế nào? Những việc làm khó hiểu của các cơ quan chức năng huyện Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu và xã Tân Thới Nhì Hốc Môn đã tiếp tay cho kẻ xấu lộng hành, thảo nào xã hội hiện nay đầy dãy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.

Lừa đảo kinh tế, lừa đảo thương mãi, lừa đảo đức tin... từ xã hội đến tôn giáo xảy ra như cơm bữa. Người làm Văn hóa là người thể hiện nhân cách văn hóa, thế mà vẫn có kẻ nhân danh làm văn hóa để lừa đảo. Nguyễn bá Hoàng lợi dụng niềm tin của một cư sĩ, nhờ tiếp tay biên sọan và đứng tên tác phẩm “Danh nhân văn hóa P.G đương đại”, rồi quỵt luôn tiền công. Đỗ Tài là tên tác giả kịch bản phim “Con Đường Giác Ngộ” do chùa Hoằng Pháp thực hiện, nhờ cư sĩ biên tập, chỉnh thoại, thẩm định nội dung và giáo lý, suốt thời gian dài, khi bán kịch bản cho chùa Hoằng Pháp, hắn ta cũng quỵt công của cư sĩ. Đấy là loại văn hóa lừa đảo thì lạ gì kẻ không có văn hóa sao tránh khỏi lừa đảo nhà chùa vì lòng tham không đáy. Bản chất lừa đảo xem đồng tiền quý hơn nhân cách...”(ngưng trích)

Ký hợp đồng xong, vẫn bị lừa gạt. Phải chăng, có ai bao che, bảo kê cho kẻ gian?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phong tục Việt Nam nhiều nơi dị biệt. Nhưng việc kết hợp mối lương duyên cách nào cũng đẹp. Hầu hết là cũng đẹp, nếu thực sự có tình yêu,
Hôm nay vẫn còn xuân... vì dân Sài Gòn vẫn tưng bừng xuân, trẻ em còn nghỉ học, công chức chưa về lại sở làm, hoa xuân vẫn thắm, những tà áo dài vẫn thướt tha ở nhiều kiểng chùa và công viên...
Hôm nay đầu xuân... Năm mới khởi đầu. Khai bút đầu xuân không gì hơn bày tỏ lòng biết ơn.
Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998) là một nhân vật huyền thoại, tuy rằng ông rất mực đời thường, hiện diện giữa chúng ta.
Báo Pháp Luật kể rằng vào đúng 19 giờ ngày 16-2 (28 tết), Đường hoa Hàm Nghi chính thức khai mạc mở cửa đón người dân TP vào tham quan và vui xuân.
Hôm nay là cận Tết... Cả nước vui mừng chờ năm mới. Truyền thông ông bà là tránh nói chuyện buồn ngày xuân, và nên nói chuyện lành chờ Tết.
Trong cả nước hiện nay, có lẽ người làm câu đối hay nhất là Tiến sĩ Hà sĩ Phu, cũng là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Sau đây là vài câu đối trích từ loạt câu đối của tiến sĩ Hà Sĩ Phu trên trang Bauxite VN:
Bây giờ, chủng ta nhìn lại ca dao, sẽ thấy rất mực tình tuụ lãng mạn... Nghĩa là, bầu không khí Valentine đã ngấm vào trong mạch máu dân tộc.
Ruồi lúc nào cũng gây lo sợ... Bởi vì ruồi gây ô nhiễm, gây bệnh, gây đủ thứ kinh hoàng. Bởi vậy, ai cũng biết rằng ruồi là thế lực thù địch của nhân loại...
Hôm Thứ Tư 11-2-2015 là ngày Ông Táo Về Trời, ngày 23 Tết Ta, theo niềm tin dân gian Việt Nam. Có bạn trẻ hỏi, ngày này là gì, nên có lời giảỉ thích ngắn gọn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.