Hôm nay,  

Chuyện Ở Một Làng Cá

25/08/200000:00:00(Xem: 5108)
Bạn,
Tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng, có làng cá Thọ An nổi tiếng về nghề săn tôm hùm. Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hiện làng có khoảng 100 ghe với gần 400 ngư dân, trong đó có đến hơn một nửa sống bằng nghề lặn săn bắt tôm hùm. Đây là một nghề vất vả, nguy hiểm, sản lượng thu nhập tùy theo thời tiết vùng biển. Có những ngư dân đã gắn bó với biển khơi từ thơ ấu, và ở tuổi già, vẫn bám theo nghề. Mời bạn nghe câu chuyện về làng cá Thọ An qua lời kể của một nữ phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Trong trí nhớ của nhiều lão ngư, nghề lặn xuống biển săn bắt tôm hùm đã có ở Thọ An từ lâu. Theo dòng ký ức của lão ngư Ngô Văn Lê, 65 tuổi, trước mắt chúng tôi như hiện ra cảnh quan trù phú sản vật ở một vùng sông nước từ hàng chục năm về trước. Cứ vào tháng giêng, tháng hai, khi thời tiết bắt đầu yên, các ngư dân làng cá Thọ An lại chuẩn bị đồ nghề đi lặn tôm hùm. Đây là mùa biển lặng, nước biển bắt đầu trong và ấm, từng đàn tôm hùm đỏ, tôm hùm xanh nổi lên ở các rạn san hô ven chơn núi Sơn Trà, cù lao Chàm, chân đèo Hải Vân. Theo ngư dân Thọ An, loại giáp xác này thường cư trú trong các rạn san hô, ghềnh đá, chỉ khi nước biển ấm, trong xanh chúng mới bò ra kiếm ăn. Do vậy mùa săn tôm hùm bắt đầu và kéo dài đến tận đến tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Chỉ đến khi nào đến mùa nước gấu (trời có bão, nước đục), các ghe làm nghề lặn tôm với gọi ngư dân bạn đi cùng chuyến chuyển sang nghề câu, xúc, lưới rùng.

Ông Lê kể: Hồi trước nghề lặn ít người theo vì vất vả và ít tiền. Chỉ có ai nghèo, không đủ tiền sắm ghe đi biển mới đi lặn kiếm sống. Những năm sau 1975, cứ mỗi mùa biển lặng là tôm nổi lên nhiều lắm, chỉ lặn khoảng 4-5 sải nước là bắt được những con tôm hùm to bằng cổ tay người lớn. Để bán cho người ta làm thức ăn, nên cánh thợ chúng tôi thường dùng chĩa đâm cho tôm chết trước khi đưa vào bờ bán cho bạn hàng. Đến những năm 90, khi con tôm hùm trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thì nghề lặn tôm hùm mới thu hút được số đông lao động trong làng. Lúc bấy giờ nguồn tôm hùm tại vùng biển chung quanh Quảng Nam-Đà Nẵng còn rất dồi dào. Những người lặn giỏi mỗi ngày ít nhất cũng được vài ba trăm ký tôm thịt. Lúc này tôm hùm chưa xuất cảng nguyên con mà chỉ lấy phần đuôi có thịt cho vào tủ cấp đông xuất dưới dạng nguyên liệu thô.

Hai năm trở lại đây vùng biển quanh bán đảo Sơn Trà, cù lao Chàm bỗng xuất hiện nhiều tôm bông con. Dân làm nghề lặn sợ nguy hiểm nên phần lớn đã chuyển sang lặn tôm hùm bán cho người nuôi tôm hùm xuất cảng. Nghề này không nguy hiểm mà lại có thu nhập khá. Anh Lê Văn Cần, ngư dân ở Thọ An, cho biết trước đây anh chuyên lặn bắt tôm hùm thịt, nhưng từ năm 1999 anh chuyển sang bắt tôm con để bán cho các chủ đậu cung cấp cho người nuôi tôm hùm xuất cảng tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, ngư dân làm nghề lặn bắt tôm hùm luôn luôn phải đối mặt với bao hiểm nguy, có người đã “sinh nghề, tử nghiệp”. Có những người không ngoi lên được để nhìn thấy trời đất một lần cuối, vì bình dưỡng khí lúc không còn hơi lại níu luôn thi thể người thợ lặn xuống đáy biển. May là có bạn bè đi cùng phát giác được, đã lặn xuống mang lên ghe thuyền. Kể lại những trường hợp đó, các ngư dân nói rằng “ít ra cũng còn được chôn cất ở mảnh đất quê nhà, được hương khói sưởi ấm”. Khi ghe ra vùng lặn bắt, những người thợ lặn thay nhau xuống biển, những người trên ghe chăm chú theo dõi những động tĩnh của sợi giây thông hơi. Giữa biển cả mênh mông, chiếc thuyền nan trở nên mênh mông, bé nhỏ vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.