Hôm nay,  

Lại Mắc Cỡ Thêm

21/08/201400:00:00(Xem: 3806)

Hãy hình dung về những nỗi nhục khó biện minh... Và rồi sẽ rất khó và sẽ rất lâu mới gột rửa được.

Lớn nhất, dĩ nhiên là nhục mất nước. Hay là gần gần mất nước. Hay là mới mất vài đảo, và nhiều ngàn cây số vuông ở rừng nguyên sinh, và núi Lão Sơn, và vân vân.

Hay ở mức cá nhân, nỗi nhục cho dân tộc là khi Đại sứ Lê Văn Bàng ở New York ra bờ biển nơi có bảng bảo tồn thiên nhiên để mò sò về cải thiện bữa ăn.

May mắn, Hoa Kỳ lịch sự, vẫn không nỡ cắm bảng “Cấm quan chức Việt?Nam tới mò sò...”

Nhưng chuyện ở Nhật bây giờ là khác rồi. Thông tấn VietnamNet có bản tin nhan đề “Xôn xao cảnh báo 'cố tình nhầm' bằng tiếng Việt ở Nhật.”

Bản tin này viết:

“Một bức ảnh với dòng thông báo "Tuyệt đối không được lấy ô và giầy của người khác để dùng" được viết bằng cả tiếng Việt và Nhật vừa được chia sẻ trên mạng xã hội. Theo facebook của Công Nguyễn thì hình ảnh này được ghi lại ở nước Nhật.

Bức ảnh vừa được đăng tải trên mạng xã hộiđã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều thành viên đã bày tỏ quan điểm về việc này. Hầu hết mọi người đều tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng, nếu đây đúng là cảnh báo tình trạng "cầm nhầm" ô và giày của người Việt ở Nhật thì quả là điều đáng nói.

Thái độ bức xúc này xuất phát từ thực trạng một số người Việt ở nước ngoài có hành động trộm cắp, làm xấu đi hình ảnh đất nước. Đặc biệt, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật thời gian gần đây có xu hướng gia tăng.

Trước đó, nhiều siêu thị ở Nhật đã ghi biển nhắc nhở, cảnh báo bằng tiếng Việt.

Tháng 7 vừa qua, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ: “Hệ thống camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt. Cũng theo trang mạng này, trên một xe bus tại Nhật xuất hiện dòng chữ "Yêu cầu mọi người ngồi trên xe bus không được hút thuốc, vứt rác bừa bãi" bằng tiếng Việt...”(ngưng trích)

Bản tin VietnamNet giải thích rằng, tại Nhật Bản, trước khi vào nhà, mọi người đều phải tháo bỏ giày dép. Đó là một thói quen, nét đẹp của văn hoá Nhật Bản xuất phát từ xa xưa. Không chỉ ở nhà riêng, mà khi đến cửa công sở, nhà hàng, khách sạn, mọi người cũng đều phải tháo giày dép, có lúc phải thay hai lần.

Do vậy, ở Nhật, mỗi tòa nhà, công sở, nhà riêng đều có giá để giày dép cho khách. Tất nhiên, chuyện đi nhầm giày dép cũng có thể xảy ra.

Còn chiếc ô là vật dụng không thể thiếu của mỗi người dân Nhật Bản khi đi ra đường trong những ngày mưa....

Bi thảm, là không chỉ tại Nhật. Chúng ta có thê nhớ hồi mấy tháng trước, xảy ra chuyện cán bộ phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.

Các báo tại Việt Nam cũng mấy tháng trước kể chuyện ở Thái Lan về một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan. Trong đó có dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.

Hóa ra, cũng cùng một bệnh với ông Đại sứ Lê Văn?Bàng.

Bây giờ, lại mắc cỡ thêm.

Cũng nên nhắc rằng, khu bờ biển mà ông?Đại sứ Lê Văn Bàng và tài xế mò sò để cải thiện bữa ăn có ghi bảng cấm. Tới khi cảnh sát Mỹ bắt thì Đại sứ Lê Văn?Bàng nói là “No English.”

Báo Orlando Sentinel ngày 10 tháng 9-1994 kể rằng Đại sứ VN tại LHQ là Lê Văn Bàng và tài xế là Toan Nguyen Dinh bị bắt gặp ngày 31-7-1994 ở dòng suôi Hog Creek thuộc thị trấn East Hampton, tiểu bang New York.

Lúc đó, 2 người mang các túi nhựa đựng sò -- sò này là gióng clam, không cần đồ nghề ngư phủ, chỉ cần thò tay là bắt được. Dân nhậu ưa ăn sò này bằng cách vắt tí chanh, chấm muối tiêu.

Than ôi, công tô viên Scott Allen nói rằng hai thầy trò Lê Bàng và Toan Nguyen Dinh bị bắt gặp thì giả vờ không biết tiếng Anh. Rồi sau đó, 2 người xin quyền đặc miễn ngoại giao. Thế là chỉ bị phạt tiền thôi.

Không ngờ bệnh của Lê Văn Bàng không phải cá biệt. Nên bây giờ cả nước mới mắc cỡ. Dân Việt Nam mình truyền thống tử tế lắm. Đây hẳn là dân Mác-Lê-Hồ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.