Hôm nay,  

Đắc Lắc Xem Xiếc

15/08/201400:00:00(Xem: 2800)
Có những hình ảnh làm chúng ta rưng rưng nước mắt, và thảng thôt rằng đất nước mình nghèo tới như thế sao.

Dĩ nhiên, nghèo thì Việt Nam vốn là nghèo, vì là phải trả lương cả cho nhà nước và cho hệ thống đảng đoàn, và rồi gánh chịu tham nhũng từ các quan. Nhưng còn cái gọi là “chỉ số hạnh phúc” một thời báo chí nói thì sao?

Có phải hạnh phúc là khi xem xiếc, và chúng ta tự nhủ thầm rằng may mắn là mình không phải làm xiếc?

Báo Thanh Niên hôm 13-8-2014 kể chuyện “Vượt sông như làm xiếc” với nhiều hình ảnh cho thấy dân vượt qua sông bằng dây, còn nguy hiểm hơn làm xiếc.

Báo này viết:

“Nhiều nông dân ở Đắk Lắk làm xiếc bất đắc dĩ khi hằng ngày đi làm phải qua sông, qua suối bằng một sợi cáp mỏng manh.

Con suối Ea Rếch (còn gọi là suối 34) chảy qua thôn 7 và thôn 8, xã Ea Huar, H.Buôn Đôn (Đắk Lắk) đổ ra sông Sêrêpốk vào mùa này nước chảy xiết, lòng suối rộng hơn 15 m, sâu từ 3 - 4 m nước.

Phần lớn nương rẫy canh tác của hai thôn đều bên kia suối, muốn qua rẫy đi đường vòng tránh suối thì mất 15 km, người dân không còn cách nào khác là phải đu mình trên dây cáp thép nối hai bên bờ suối. Ở thôn 7 có một dây cáp, còn thôn 8 có hai dây kéo qua suối. Mỗi dây một đầu buộc vào một gốc cây rừng, đầu kia buộc vào cọc gỗ, chiếc giỏ sắt tạm bợ treo vào dây cáp bằng hai ròng rọc để di chuyển qua lại.

Ai chứng kiến cảnh qua suối mới thấy hết nguy hiểm chực chờ trên những sợi dây cáp nhỏ bé. Ông Đỗ Văn Trình, ngụ xã Ea Wer (H.Buôn Đôn), suýt nữa làm rơi chiếc xe máy xuống suối sâu. Khi cột chiếc xe máy bằng một ròng rọc phụ để kéo, chưa kịp lên hết bờ dốc bên kia, ông Trình tuột tay, chiếc xe trôi ngược trở lại theo dây cáp lơ lửng giữa suối. Mãi sau, nhờ một người qua đường phụ giúp, ông Trình mới đưa được chiếc xe lên bờ. “Cách đây mấy hôm, người làm công của tôi không cẩn thận, đu dây cáp qua thì bị rớt xuống suối, may mà biết bơi, nếu không thì khó cứu kịp giữa dòng nước xiết”, ông Trình kể...

...Theo ông Trần Văn Hải - Chánh văn phòng UBND xã Ea Huar, trước đây có một cầu tạm bắc qua suối Ea Rếch nhưng bị lũ lớn đẩy trôi, người dân hai thôn 7 và 8 lo ngại làm cầu lại thì vẫn bị trôi nên kéo dây cáp để qua suối. Ông Hải cũng cho biết vào tháng 7.2013, UBND xã Ea Huar đã có tờ trình đề nghị UBND H.Buôn Đôn và Sở GTVT Đắk Lắk hỗ trợ kinh phí xây cầu dân sinh phục vụ cho khoảng 600 hộ dân canh tác gần 2.000 ha đất bên kia suối Ea Rếch. “Vừa qua, các ngành chức năng có về xã khảo sát và cho biết có chủ trương xây cầu nhưng đến khi nào triển khai thì chưa rõ, người dân vẫn phải chờ”, ông Hải phân trần...”(ngưng trích)

Độc giả có thê xem toàn văn và nhiều hình ảnh vượt sông trên mạng Thanh Niên ngày 13-8-2014.

Nghèo tới như vậy sao? Dân chúng có thể không còn thắc mắc nữa, khi nhìn ra đường phô Hà Nội và thấy xe hơi xịn vẫn không ít...

Có cái gì bất toàn nơi đây? Phải chăng ông Hồ đã trở thành ông Tô nghê xiếc vĩ đại của VN mình?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.