Hôm nay,  

Đất Nước Cần Đa Dạng

04/06/201400:00:00(Xem: 2584)

Đa dạng lúc nào cũng giúp cho nhân loại khỏe mạnh hơn, thông thái hơn, cảm thông hơn và hòa hài hơn...

Đó là lý do các nền văn minh lớn khởi nguyên đều từ các thành phố ven biển, nơi giao tiếp nhiều hơn giữa các trục lộ thương mại, và giao lưu văn hóa.

Cụ thể, những cuộc hôn nhân cận huyết sẽ làm nòi giống suy kiệt. Nhân loại đã thấy như thế từ lâu.

Nhưng dừng sợ rằng, dân tộc Việt Nam sẽ mất bản sắc dân tộc nếu mở cửa đón nhận đa dạng hóa. Kể cả, khi nhu cầu dân chủ đa nguyên ngày càng hiển lộ rõ hơn. Và thực tế ngày càng hiển lộ: muốn giữ biển, giữ đất, Việt Nam cần đa dạng hóa mọi phương diện để tăng lực đề kháng.

Bài viết tựa đề “Đa dạng để có sức đề kháng” của TS. Nguyễn Thị Hậu trên báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm Thứ Bảy, 31/5/2014, đã chạm tới đề tài nhạy cảm này.

Tác giả nêu lên nhu cầu quan trọng này, trích:

“... Có thể thấy rằng những thành tựu của văn hóa Việt Nam có được từ sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc chính là quá trình tiếp nhận và sáng tạo, chọn lọc những gì phù hợp, đồng thời sắp xếp lại những giá trị văn hóa theo quan niệm văn hóa bản địa. Vì vậy, có thể hiểu như là quá trình “Việt hóa” các yếu tố văn hóa Trung Quốc...

...Trong khi đó, khu vực phía Nam từ thế kỷ 15 trở về trước, với nhà nước Chăm Pa (khu vực miền Trung), nhà nước Phù Nam (một phần ở Nam bộ) chịu ảnh hưởng của văn hóa và thể chế nhà nước Ấn Độ lâu dài và sâu sắc hơn, giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng này nhạt dần rồi mất đi khi nhà nước “vương quyền kết hợp với thần quyền” kiểu Ấn Độ không còn tồn tại, văn hóa khu vực này trở về với các yếu tố văn hóa truyền thống của Đông Nam Á...

...Ngoài ra, lưu dân người Việt và người Hoa di cư xuống phía Nam thời các chúa Nguyễn đã mang theo nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Phần lớn là nông dân, thương nhân, thợ thủ công, số ít là tầng lớp quan lại người Hoa “phản Thanh phục Minh”, vì vậy, những yếu tố văn hóa dân gian Việt, Hoa được duy trì trong làm ăn, trong đời sống dân thường nên dễ dàng giao hòa với văn hóa Chăm, Khmer và các tộc người khác, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Nam bộ. Văn hóa Đại Việt ở phía Nam (của các chúa Nguyễn) là sự hòa hợp của các nền văn hóa Việt - Chăm - Hoa nên phần nào thoát khỏi tư tưởng coi mô thức văn hóa Trung Hoa là “chuẩn mực”...


...Không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà văn hóa Trung Quốc đem đến cho văn hóa Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, một nền văn hóa mà hàng trăm năm chỉ có một “hình mẫu”, một “chuẩn mực” trong thế giới chuyển biến và rộng mở từng ngày thì không tránh khỏi sự trì trệ, lạc hậu, chưa kể là “hình mẫu” đó ngày nay cũng bộc lộ quá nhiều nhược điểm - như cuốn sách Người Trung Quốc xấu lậu nổi tiếng của nhà văn Bách Dương đã vạch ra. Mặt khác, thừa nhận tính đa dạng của văn hóa truyền thống cũng cần công nhận sự đa dạng của văn hóa đương đại để tránh được sự “độc quyền văn hóa” trong một quốc gia đa tộc người, đồng thời cũng hạn chế sự “độc quyền” tiếp nhận một loại “vaccin văn hóa” nào đó. Khi biết tiếp nhận thêm nhiều hình mẫu chuẩn mực mới thì văn hóa luôn được sáng tạo và phát triển, hành trang mang tới tương lai là những di sản văn hóa thực sự quý giá chứ không chỉ là những mảnh vụn bộn bề của quá khứ.”(ngưng trích)

Đúng như thế. Đừng sợ mất bản sắc dân tộc.

Hãy mở cửa cho thật rộng để đón nhận nhiều nền văn hóa vào.

Hãy suy nghĩ xem: nền hội họa hiện đại của Việt Nam thực ra là các trường mỹ thuật VN học từ các thầy Tây, các họa sĩ Pháp. Thế nhưng, các họa sĩ Việt đã nhuần nhuyễn chuyển hóa thành một nền hội họa thuần Việt, như tranh hay tượng của những Bùi Xuân Pháí, Nguyễn Gia Trí, Lê Thành Nhơn...

Hãy suy nghĩ xem, nền âm nhạc hiện đaị của VN thực ra là học từ âm nhạc Pháp. Thế nhưng các nhạc sĩ Việt đã nhuần nhuyễn chuyển hóa thành một nền âm nhạc thuần Việt, như nhạc của Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn...

Hãy tin rằng đất nước thực sự đang cần đa dạng để tăng sức đề kháng.

Và thực tế là để giữ biển, giữ đất, và – cũng như khi đón nhận hội họa và âm nhạc Pháp -- một nước Việt Nam mới sẽ khỏe mạnh hơn, vững bền hơn, thông minh hơn, nhân đaọ hơn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.