Pháp Hạnh Phạm Quốc Hưng viết theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc
Mùa Khánh Đản lại về với người con Phật năm châu bốn biển. Đặc biệt hơn nữa cho mùa Phật Đản năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết công nhận và tổ chức Lễ Phật Đản tại trụ sở chính và các cơ quan chi nhánh của mình. Để chia sẻ niềm vui mùa Phật Đản và tán dương công đức của quý vị đại biểu các quốc gia đã góp phần vào việc vinh danh đức Thế Tôn trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 trên trường quốc tế, chúng tôi xin lược qua tiến trình nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nói trên.
Tiến Trình Thông Qua Dự Thảo Nghị Quyết Yêu Cầu Liên Hiệp Quốc Công Nhận và Tổ Chức Lễ Phật Đản
Ngày 24 tháng 11 năm 1999, Ủy Ban Tổng Quát của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đề nghị đưa vào nghị trình của khóa họp khoáng đại lần thứ 54 Đại Hội Đồng LHQ bản dự thảo nghị quyết về việc công nhận Lễ Phật Đản, ngày lễ thiêng liêng của tín đồ Phật giáo, như là ngày lễ quốc tế. Theo bản dự thảo này, thì LHQ sẽ thu xếp tổ chức trụ sở chính và các văn phòng chi nhánh khắp nơi trên thế giới của họ cho thích hợp để đón mừng Phật Đản. Lễ này nhằm vào ngày trăng tròn tháng năm dương lịch. Ủy Ban Tổng Quát cũng nhấn mạnh rằng việc quốc tế công nhận Ngày Thiêng Liêng này sẽ nói lên sự biết ơn đối với các đóng góp lớn lao của Đạo Phật cho nền tâm linh nhân loại trong hơn hai thiên niên kỷ rưỡi vừa qua và trong tương lai. Đề nghị này được gởi lên chủ tịch Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bởi các đại biểu thường trực của các nước Bangladesh, Bhutan, Cam-bốt, Ấn Độ, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, Maldives, Mông Cổ, Miến Điện, Nepal, Pakistan. Phi Luật Tân, Cộng Hoà Triều Tiên, Tây Ban Nha, Tích Lan, Thái Lan, và Ukraine.
Các đại biểu của Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Tây Ban Nha, và Bhutan đã lần lượt phát biểu ủng hộ dự thảo nói trên. Họ cho rằng Đức Phật đã để lại ảnh hưởng sâu xa đối với nền văn minh nhân loại. Giáo huấn và gương sáng của Ngài đã tạo nên nền móng đạo đức và đức trị cho nhiều xã hội. Lời dạy của Ngài dựa trên căn bản dứt trừ đau khổ, mang lại giác ngộ tâm linh, cũng như diệt trừ bạo lực và đàn áp. Các thành viên LHQ này kết luận rằng LHQ sẽ hết sức đúng đắn khi cho Phật giáo được sự công nhận mà các tôn giáo lớn khác đã được. Sau khi nghe phần trình bày lý do phải đưa dự thảo này vào nghị trình của khoá họp khoáng đại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc của các đại biểu kể trên, đại biểu của nước Cyprus đã tình nguyện đứng vào bảo trợ cho dự thảo này khi nó được đưa vào phiên họp khoáng đại nói trên.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Nhóm Họp và Thông Qua Dự Thảo Công Nhận và Tổ Chức Lễ Phật Đản
Tiếp theo đó, ngày 15 tháng 12 năm 1999, trong khoá họp khoáng đại lần thứ 54 của Đại Hội Đồng LHQ, ông John De Saram, đại diện cho Tích Lan đồng thời cũng thay mặt Đại Hội Phật Giáo Quốc Tế, đã phát biểu yêu cầu LHQ công nhận Lễ Phật Đản (ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch), ngày mà hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo chào đón lễ Đản Sanh, là ngày lễ được quốc tế công nhận. Đồng thời, ông cũng kêu gọi LHQ hãy tạo điều kiện thích hợp cho việc tổ chức Lễ Phật Đản tại các cơ quan LHQ trên thế giới. Sau lời phát biểu của ông, đại biểu các nước Hy lạp, Mauritius, Na Uy, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng thanh đứng ra bảo trợ cho dự thảo. Tiếp theo đó, bà Chrisine Lee, đại biểu của Singapore đã lên phát biểu qua đó bà cho biết Phật giáo là tôn giáo lớn tại đất nước của bà và Lễ Phật Đản là một lễ quan trọng tại đây. Bà còn nhấn mạnh rằng bản dự thảo đề nghị LHQ công nhận Lễ Phật Đản rất thích hợp vì nó hoà điệu với nghị quyết trước đó của LHQ công nhận năm 2000 là năm Quốc Tế Cho Nền Văn Hoá Hoà Bình cũng như tuyên bố của LHQ dành thập niên 2001 là Thập Niên của Văn Hoá Hoà Bình và Bất Bạo Lực cho Thiếu Nhi Thế Giới. Bà nói điểm nổi bật của Phật giáo là sự đề cao hoà bình và bất bạo động.
Ông Juan Luis Flores, đại biểu của Tây Ban Nha cũng phát biểu với tư cách là bảo trợ viên của dự thảo nghị quyết. Ông cho rằng công nhận Lễ Phật Đản sẽ nói lên sự biết ơn đóng góp của các tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau trong việc xây dựng lòng khoan dung và thông hiểu lẫn nhau của nhân loại.
Ông U Win Mra, đại biểu Miến Điện, cho rằng Phật giáo đã đóng góp to lớn trong việc thực hành khoan dung và sống trong hoà bình. Theo ông, công nhận Lễ Phật Đản sẽ tạo cơ hội cho hàng triệu tín đồ Phật giáo được chia sẽ ngày thiêng liêng này của mình với cộng đồng quốc tế. Các đại biểu của Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh cũng lên diễn đàn ca ngợi đóng góp to lớn của Phật giáo vào hoà bình, nhân quyền, tương kính, và khoan dung. Đồng thời, họ cũng kêu gọi Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo công nhận Lễ Phật Đản. Cộng hoà Lesotho, Nicaragua, và Hoa Kỳ cũng đồng ý tham gia như là bảo trợ viên cho dự thảo nghị quyết.
Sau khi bàn thảo và lắng nghe các phát biểu, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết Công Nhận và Tổ Chức Ngày Phật Đản (Day of Vesak).
Mùa Khánh Đản lại về với người con Phật năm châu bốn biển. Đặc biệt hơn nữa cho mùa Phật Đản năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết công nhận và tổ chức Lễ Phật Đản tại trụ sở chính và các cơ quan chi nhánh của mình. Để chia sẻ niềm vui mùa Phật Đản và tán dương công đức của quý vị đại biểu các quốc gia đã góp phần vào việc vinh danh đức Thế Tôn trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 trên trường quốc tế, chúng tôi xin lược qua tiến trình nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nói trên.
Tiến Trình Thông Qua Dự Thảo Nghị Quyết Yêu Cầu Liên Hiệp Quốc Công Nhận và Tổ Chức Lễ Phật Đản
Ngày 24 tháng 11 năm 1999, Ủy Ban Tổng Quát của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đề nghị đưa vào nghị trình của khóa họp khoáng đại lần thứ 54 Đại Hội Đồng LHQ bản dự thảo nghị quyết về việc công nhận Lễ Phật Đản, ngày lễ thiêng liêng của tín đồ Phật giáo, như là ngày lễ quốc tế. Theo bản dự thảo này, thì LHQ sẽ thu xếp tổ chức trụ sở chính và các văn phòng chi nhánh khắp nơi trên thế giới của họ cho thích hợp để đón mừng Phật Đản. Lễ này nhằm vào ngày trăng tròn tháng năm dương lịch. Ủy Ban Tổng Quát cũng nhấn mạnh rằng việc quốc tế công nhận Ngày Thiêng Liêng này sẽ nói lên sự biết ơn đối với các đóng góp lớn lao của Đạo Phật cho nền tâm linh nhân loại trong hơn hai thiên niên kỷ rưỡi vừa qua và trong tương lai. Đề nghị này được gởi lên chủ tịch Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bởi các đại biểu thường trực của các nước Bangladesh, Bhutan, Cam-bốt, Ấn Độ, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, Maldives, Mông Cổ, Miến Điện, Nepal, Pakistan. Phi Luật Tân, Cộng Hoà Triều Tiên, Tây Ban Nha, Tích Lan, Thái Lan, và Ukraine.
Các đại biểu của Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Tây Ban Nha, và Bhutan đã lần lượt phát biểu ủng hộ dự thảo nói trên. Họ cho rằng Đức Phật đã để lại ảnh hưởng sâu xa đối với nền văn minh nhân loại. Giáo huấn và gương sáng của Ngài đã tạo nên nền móng đạo đức và đức trị cho nhiều xã hội. Lời dạy của Ngài dựa trên căn bản dứt trừ đau khổ, mang lại giác ngộ tâm linh, cũng như diệt trừ bạo lực và đàn áp. Các thành viên LHQ này kết luận rằng LHQ sẽ hết sức đúng đắn khi cho Phật giáo được sự công nhận mà các tôn giáo lớn khác đã được. Sau khi nghe phần trình bày lý do phải đưa dự thảo này vào nghị trình của khoá họp khoáng đại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc của các đại biểu kể trên, đại biểu của nước Cyprus đã tình nguyện đứng vào bảo trợ cho dự thảo này khi nó được đưa vào phiên họp khoáng đại nói trên.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Nhóm Họp và Thông Qua Dự Thảo Công Nhận và Tổ Chức Lễ Phật Đản
Tiếp theo đó, ngày 15 tháng 12 năm 1999, trong khoá họp khoáng đại lần thứ 54 của Đại Hội Đồng LHQ, ông John De Saram, đại diện cho Tích Lan đồng thời cũng thay mặt Đại Hội Phật Giáo Quốc Tế, đã phát biểu yêu cầu LHQ công nhận Lễ Phật Đản (ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch), ngày mà hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo chào đón lễ Đản Sanh, là ngày lễ được quốc tế công nhận. Đồng thời, ông cũng kêu gọi LHQ hãy tạo điều kiện thích hợp cho việc tổ chức Lễ Phật Đản tại các cơ quan LHQ trên thế giới. Sau lời phát biểu của ông, đại biểu các nước Hy lạp, Mauritius, Na Uy, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng thanh đứng ra bảo trợ cho dự thảo. Tiếp theo đó, bà Chrisine Lee, đại biểu của Singapore đã lên phát biểu qua đó bà cho biết Phật giáo là tôn giáo lớn tại đất nước của bà và Lễ Phật Đản là một lễ quan trọng tại đây. Bà còn nhấn mạnh rằng bản dự thảo đề nghị LHQ công nhận Lễ Phật Đản rất thích hợp vì nó hoà điệu với nghị quyết trước đó của LHQ công nhận năm 2000 là năm Quốc Tế Cho Nền Văn Hoá Hoà Bình cũng như tuyên bố của LHQ dành thập niên 2001 là Thập Niên của Văn Hoá Hoà Bình và Bất Bạo Lực cho Thiếu Nhi Thế Giới. Bà nói điểm nổi bật của Phật giáo là sự đề cao hoà bình và bất bạo động.
Ông Juan Luis Flores, đại biểu của Tây Ban Nha cũng phát biểu với tư cách là bảo trợ viên của dự thảo nghị quyết. Ông cho rằng công nhận Lễ Phật Đản sẽ nói lên sự biết ơn đóng góp của các tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau trong việc xây dựng lòng khoan dung và thông hiểu lẫn nhau của nhân loại.
Ông U Win Mra, đại biểu Miến Điện, cho rằng Phật giáo đã đóng góp to lớn trong việc thực hành khoan dung và sống trong hoà bình. Theo ông, công nhận Lễ Phật Đản sẽ tạo cơ hội cho hàng triệu tín đồ Phật giáo được chia sẽ ngày thiêng liêng này của mình với cộng đồng quốc tế. Các đại biểu của Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh cũng lên diễn đàn ca ngợi đóng góp to lớn của Phật giáo vào hoà bình, nhân quyền, tương kính, và khoan dung. Đồng thời, họ cũng kêu gọi Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo công nhận Lễ Phật Đản. Cộng hoà Lesotho, Nicaragua, và Hoa Kỳ cũng đồng ý tham gia như là bảo trợ viên cho dự thảo nghị quyết.
Sau khi bàn thảo và lắng nghe các phát biểu, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết Công Nhận và Tổ Chức Ngày Phật Đản (Day of Vesak).
Gửi ý kiến của bạn